20 câu trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 2 (Chân trời sáng tạo 2024): Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học

3.1 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Sinh học 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học

Phần 1. Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học

Câu 1: Cho các phương pháp sau:

(1) Phương pháp quan sát.

(2) Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm.

(3) Phương pháp thực nghiệm khoa học.

Các phương pháp được sử dụng để tìm hiểu hình dạng và cấu tạo của trùng giày là

A. (1).

B. (2).

C. (1) và (2).

D. (1) và (3).

Đáp án đúng là: C.

Các phương pháp được sử dụng để tìm hiểu hình dạng và cấu tạo của trùng giày là:

- Phương pháp quan sát.

- Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm.

Câu 2: Phương pháp nào sau đây là phương pháp chủ động tác động vào đối tượng nghiên cứu và những hoạt động của đối tượng đó nhằm kiểm soát sự phát triển của chúng một cách có chủ đích?

A. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm.

B. Phương pháp quan sát.

C. Phương pháp thực nghiệm khoa học.

D. Phương pháp tự thụ phấn.

Đáp án đúng là: C

Phương pháp thực nghiệm khoa học là phương pháp chủ động tác động vào đối tượng nghiên cứu và những hoạt động của đối tượng đó nhằm kiểm soát sự phát triển của chúng một cách có chủ đích.

Câu 3: Cho các bước sau:

(1) Xử lí các dữ liệu thu thập được và báo cáo kết quả thực nghiệm.

(2) Chuẩn bị các điều kiện thí nghiệm, thiết kế các mô hình thực nghiệm phù hợp với mục đích thí nghiệm.

(3) Tiến hành thực nghiệm và thu thập các dữ liệu.

Quy trình thực hiện bằng phương pháp thực nghiệm khoa học là

A. (1) → (2) → (3).

B. (2) → (3) → (1).

C. (2) → (1) → (3).

D. (3) → (2) → (1).

Đáp án đúng là: B.

Quy trình thực hiện phương pháp thực nghiệm khoa học là:

- Bước 1: Chuẩn bị các điều kiện thí nghiệm, thiết kế các mô hình thực nghiệm phù hợp với mục đích thí nghiệm.

- Bước 2: Tiến hành thực nghiệm và thu thập các dữ liệu.

- Bước 3: Xử lí các dữ liệu thu thập được và báo cáo kết quả thực nghiệm.

Câu 4: Cho các thiết bị, dụng cụ sau đây:

(1) Máy li tâm.

(2) Kính hiển vi quang học.

(3) Tủ đông.

(4) Kính lúp cầm tay.

(5) Ống đong.

Số thiết bị, dụng cụ thường được sử dụng trong nghiên cứu môn Sinh học là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Đáp án đúng là: D

Cả 5 thiết bị, dụng cụ trên đều được sử dụng để nghiên cứu môn Sinh học.

Câu 5: Trong tiến trình nghiên cứu môn Sinh học, kĩ năng nào sau đây có vai trò định hướng vấn đề nghiên cứu?

A. Kĩ năng thiết kế và tiến hành thí nghiệm.

B. Kĩ năng xây dựng giả thuyết.

C. Kĩ năng điều tra, khảo sát thực địa.

D. Kĩ năng quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu.

Đáp án đúng là: D

Trong quá trình nghiên cứu môn Sinh học, kĩ năng quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng vấn đề cần nghiên cứu.

Câu 6: Phương pháp quan sát trong nghiên cứu và học tập môn Sinh học là

A. phương pháp sử dụng tri giác để thu thập thông tin về đối tượng quan sát.

B. phương pháp sử dụng các thí nghiệm để thu thập thông tin về đối tượng quan sát.

C. phương pháp sử dụng các dụng cụ, hóa chất để tiến hành các thí nghiệm khoa học.

D. phương pháp sử dụng toán học thống kê để thu thập thông tin về đối tượng quan sát.

Đáp án đúng là: A

Phương pháp quan sát là phương pháp sử dụng tri giác để thu thập thông tin về đối tượng quan sát.

Câu 7: Sắp xếp các bước sau đây đúng với trình tự thực hiện trong phương pháp quan sát:

(1) Thu thập, ghi chép và xử lí các dữ liệu quan sát được.

(2) Xác định đối tượng quan sát và phạm vi quan sát.

(3) Xác định công cụ quan sát phù hợp.

Trình tự thực hiện đúng là

A. (1) → (2) → (3).

B. (1) → (3) → (2).

C. (2) → (3) → (1).

D. (3) → (2) → (1).

Đáp án đúng là: C

Trình tự thực hiện quan sát:

Bước 1: Xác định đối tượng và phạm vi quan sát.

Bước 2: Xác định công cụ quan sát phù hợp.

Bước 3: Thu thập, ghi chép và xử lí các dữ liệu quan sát được.

Vậy trình tự đúng là (2) → (3) → (1).

Câu 8: Để ghi nhận lại đặc điểm về cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của thực vật, từ đó tiến hành phân loại thực vật cần sử dụng phương pháp nghiên cứu Sinh học nào sau đây?

A. Phương pháp quan sát.

B. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm.

C. Phương pháp lai hữu tính.

D. Phương pháp thực nghiệm khoa học.

Đáp án đúng là: A

Để ghi nhận các đặc điểm về cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của thực vật, từ đó tiến hành phân loại thực vật cần sử dụng phương pháp quan sát.

Câu 9: Phương pháp nào sau đây sử dụng các dụng cụ, hóa chất, quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm để thực hiện các thí nghiệm khoa học?

A. Phương pháp quan sát.

B. Phương pháp tạo dòng thuần chủng.

C. Phương pháp thực nghiệm khoa học.

D. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm.

Đáp án đúng là: D

Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm là phương pháp sử dụng các dụng cụ, hóa chất, quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm để thực hiện các thí nghiệm khoa học.

Câu 10: Cho các bước sau:

(1) Tiến hành các thí nghiệm theo đúng quy trình và thu thập dữ liệu từ kết quả thí nghiệm.

(2) Báo cáo kết quả thí nghiệm.

(3) Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ, hóa chất, mẫu vật để làm thí nghiệm.

(4) Vệ sinh dụng cụ, phòng thí nghiệm.

Các bước thực hiện khi làm việc trong phòng thí nghiệm là:

A. (1) → (2) → (3) → (4).

B. (1) → (3) → (4) → (2).

C. (3) → (2) → (1) → (4).

D. (3) → (1) → (2) → (4).

Đáp án đúng là: D.

Các bước thực hiện khi làm việc trong phòng thí nghiệm là:

Bước 1: Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ, hóa chất, mẫu vật để làm thí nghiệm.

Bước 2: Tiến hành các thí nghiệm theo theo đúng quy trình và thu thập dữ liệu từ kết quả thí nghiệm.

Bước 3: Báo cáo kết quả thí nghiệm.

Bước 4: Vệ sinh dụng cụ, phòng thí nghiệm.

Câu 11: Trong quá trình nghiên cứu môn Sinh học, kĩ năng thiết kế và tiến hành thí nghiệm có vai trò nào sau đây?

A. Định hướng vấn đề cần nghiên cứu.

B. Công bố kết quả nghiên cứu.

C. Đặt ra vấn đề cần nghiên cứu.

D. Chứng minh cho giả thuyết về vấn đề nghiên cứu được đặt ra.

Đáp án đúng là: D

Trong quá trình nghiên cứu môn Sinh học, kĩ năng thiết kế và tiến hành thí nghiệm có vai trò để chứng minh cho giả thuyết về vấn đề nghiên cứu được đặt ra.

Câu 12: Để kiểm tra giả thuyết "Nếu đặt chậu cây ở một nơi bất kì thì thân cây sẽ phát triển cong về phía có ánh sáng", người ta tiến hành thí nghiệm trồng hai chậu cây cùng loài ở hai vị trí khác nhau (gần cửa sổ, góc cầu thang). Hoạt động này thuộc bước nào trong tiến trình nghiên cứu môn Sinh học?

A. Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu.

B. Thiết kế và tiến hành thí nghiệm.

C. Điều tra, khảo sát thực địa.

D. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu.

Đáp án đúng là: B

Hoạt động trên tạo ra thí nghiệm nhằm chứng minh cho giả thuyết về vấn đề nghiên cứu được đề ra → Hoạt động này thuộc bước thiết kế và tiến hành thí nghiệm.

Câu 13: Trong báo cáo kết quả nghiên cứu Sinh học cần trình bày được bao nhiêu nội dung trong các nội dung sau đây?

(1) Lí do chọn đề tài, mục đích và giả thuyết.

(2) Đối tượng nghiên cứu.

(3) Phương pháp và phạm vi nghiên cứu.

(4) Kết quả nghiên cứu.

(5) Kết luận và kiến nghị.

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Đáp án đúng là: D

Trong báo cáo kết quả nghiên cứu Sinh học, phải nêu rõ được: lí do chọn đề tài, mục đích, giả thuyết, đối tượng, phương pháp và phạm vi nghiên cứu, kết quả nghiên cứu, kết luận và kiến nghị.

Câu 14: Trình tự nào sau đây thể hiện đúng tiến trình nghiên cứu môn Sinh học?

A. Xây dựng giả thuyết → Thiết kế và tiến hành thí nghiệm → Điều tra, khảo sát thực địa → Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu → Làm báo cáo kết quả nghiên cứu.

B. Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu → Xây dựng giả thuyết → Thiết kế và tiến hành thí nghiệm → Điều tra, khảo sát thực địa → Làm báo cáo kết quả nghiên cứu.

C. Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu → Thiết kế và tiến hành thí nghiệm → Xây dựng giả thuyết → Điều tra, khảo sát thực địa → Làm báo cáo kết quả nghiên cứu.

D. Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu → Điều tra, khảo sát thực địa → Xây dựng giả thuyết → Thiết kế và tiến hành thí nghiệm → Làm báo cáo kết quả nghiên cứu.

Đáp án đúng là: B

Tiến trình nghiên cứu sinh học cần thực hiện theo các bước là: Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu → Xây dựng giả thuyết → Thiết kế và tiến hành thí nghiệm → Điều tra, khảo sát thực địa → Làm báo cáo kết quả nghiên cứu.

Câu 15: Ngành khoa học nào sau đây được ứng dụng trong xây dựng ngân hàng gene giúp lưu trữ cơ sở dữ liệu trình tự gene để tìm kiếm những gene quy định các tính trạng mong muốn?

A. Khoa học Trái Đất.

B. Công nghệ Sinh học.

C. Tin sinh học.

D. Vi sinh vật học.

Đáp án đúng là: C

Một trong những ứng dụng của tin sinh học là xây dựng ngân hàng gene giúp lưu trữ cơ sở dữ liệu trình tự gene để tìm kiếm những gene quy định các tính trạng mong muốn.

Phần 2. Lý thuyết Sinh học 10 Bài 2:Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học

I. Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học

1. Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học

Nghiên cứu khoa học nói chung và sinh học nói riêng là quá trình thu thâp và xử lí thông tin. Có 3 phương pháp nghiên cứu em học là:

Phương pháp quan sát: là phương pháp sử dụng các giác quan và phương tiện hỗ trợ để thu thập thông tin về một hay nhiều đối tượng hoặc hiện tượng. Các bước thực hiện như sau:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học (ảnh 1)

Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm: là phương pháp nghiên cứu (thu nhận thông tin) được thực hiện trong không gian giới hạn của phòng thí nghiệm, học sinh cần tuân thủ các quy định về an toàn thí nghiệm.

Các bước làm việc trong phòng thí nghiệm như sau:

  • Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ, hóa chất và mẫu vật làm thí nghiệm
  • Tiến hành thí nghiệm
  • Báo cáo kết quả thí nghiệm
  • Vệ sinh dụng cụ, phòng thí nghiệm

Phương pháp thực nghiệm khoa học: là phương pháp thu thập thông tin trên đối tượng nghiên cứu trong những điều kiện được tác động có chủ đích. 

Các bước tiến hành như sau:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học (ảnh 2)

2. Vật liệu, thiết bị nghiên cứu và học tập sinh học

Một số vật liệu và thiết bị được dùng trong nghiên cứu và học tập môn Sinh học:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học (ảnh 3)
Lý thuyết Sinh học 10 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học (ảnh 4)

 

3. Các kĩ năng trong tiến trình nghiên cứu môn Sinh học

Nghiên cứu khoa học được thực hiện theo các bước tạo thành một tiến trình, trong đó mỗi bước là một kĩ năng.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học (ảnh 5)

II. Tin sinh học

Tin sinh học là ngành khoa học sử dụng máy tính để phân tích và lưu giữ các dữ liệu sinh học. Tin sinh học đã trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho sinh học và công nghệ sinh học.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học (ảnh 6)

 

Sơ đồ tư duy các phương pháp nghiên cứu và học tập môn sinh học:

Đánh giá

0

0 đánh giá