Bài 6 trang 26 Toán 7 Tập 1 | Cánh diều Giải toán lớp 7

3.7 K

Với giải Bài 6 trang 26 Toán lớp 7 Cánh diều chi tiết trong Bài 4: Thứ tự thực hiện các phép tính. Quy tắc dấu ngoặc giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán lớp 7 Bài 4: Thứ tự thực hiện các phép tính. Quy tắc dấu ngoặc

Bài 6 trang 26 Toán lớp 7: Cho miếng bìa có kích thước được mô tả như Hình 8 (các số đo trên hình tính theo đơn vị đề-xi-mét).

Toán lớp 7 Bài 4: Thứ tự thực hiện các phép tính. Quy tắc dấu ngoặc | Cánh diều (ảnh 1)a) Tính diện tích của miếng bìa.

b) Từ miếng bìa đó, người ta gấp thành một hình hộp chữ nhật. Tính thể tích của hình hộp chữ nhật đó.

Phương pháp giải:

a) Chia miếng bìa thành 3 hình chữ nhật rồi tính tổng diện tích của chúng

b) Thể tích hình hộp chữ nhật = chiều dài. Chiều rộng. Chiều cao

Lời giải:

a) Đặt tên các điểm trên miếng lần lượt là A, B, C, D, E, F, G, H, I, K, L, M, N như hình vẽ:

Toán lớp 7 Bài 4: Thứ tự thực hiện các phép tính. Quy tắc dấu ngoặc | Cánh diều (ảnh 3)Ta có thể chia miếng bìa thành các hình nhỏ, sau đó tính tổng diện tích của các hình nhỏ đó.

Có nhiều các chia thành các hình nhỏ. Chẳng hạn:

Cách 1: Ta chia miếng bìa đã cho thành 3 hình chữ nhật: ABMN, CDKL, EGHI.

Toán lớp 7 Bài 4: Thứ tự thực hiện các phép tính. Quy tắc dấu ngoặc | Cánh diều (ảnh 4)

Diện tích hình chữ nhật ABMN là:

1,5 . 0,25 = 0,375 (dm2)

Chiều dài hình chữ nhật CDKL là:

0,25 + 1,5 + 0,25 = 2 (dm)

Diện tích hình chữ nhật CDKL là:

2 . 1,5 = 3 (dm2)

Chiều dài hình chữ nhật EGHI là:

1,5 + 0,25 = 1,75 (dm)

Diện tích hình chữ nhật EGHI là:

1,75 . 1,5 = 2,625 (dm2)

Diện tích miếng bìa đã cho là:

0,375 + 3 + 2,625 = 6 (dm2)

Vậy diện tích miếng bìa đã cho là 6 dm2.

Cách 2: Ta chia miếng bìa đã cho thành 3 hình chữ nhật: BCDE, AGHN, MIKL.

Toán lớp 7 Bài 4: Thứ tự thực hiện các phép tính. Quy tắc dấu ngoặc | Cánh diều (ảnh 5)

Diện tích hình chữ nhật BCDE là:

1,5 . 0,25 = 0,375 (dm2)

Chiều dài hình chữ nhật AGHN là:

0,25 + 1,5 + 0,25 + 1,5 = 3,5 (dm)

Diện tích hình chữ nhật AGHN là:

3,5 . 1,5 = 5,25 (dm2)

Diện tích hình chữ nhật MIKL là:

1,5 . 0,25 = 0,375 (dm2)

Diện tích miếng bìa đã cho là:

0,375 + 5,25 + 0,375 = 6 (dm2)

Vậy diện tích miếng bìa đã cho là 6 dm2.

b) Từ miếng bìa đó, ta gấp được hình hộp chữ nhật có ba kích thước là: 1,5 dm; 1,5 dm và 0,25 dm.

Khi đó thể tích của hình hộp chữ nhật đó là:

1,5 . 1,5 . 0,25 = 0,5625 (dm3).

Vậy thể tích của hình hộp chữ nhật được gấp thành là 0,5625 dm3.

Xem thêm các bài giải SGK Toán lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết:

Bài 3: Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên của một số hữu tỉ

Bài 4: Thứ tự thực hiện các phép tính. Quy tắc dấu ngoặc

Bài 5: Biểu diễn thập phân của một số hữu tỉ

Bài tập cuối chương 1

Bài 1: Số vô tỉ. Căn bậc hai số học

Đánh giá

0

0 đánh giá