12 câu Trắc nghiệm Địa lí 6 Bài 4 (Kết nối tri thức) có đáp án 2024: Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ

3.1 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Địa lí lớp 6 Bài 4: Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 12 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa lí 6. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lí thuyết Bài 4: Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Địa lí 6 Bài 4: Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ

Phần 1: 12 câu trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 4: Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ

Câu 1. Dạng kí hiệu nào sau đây không được sử dụng trong phương pháp kí hiệu?

A. Tượng hình.

B. Tượng thanh.

C. Hình học.

D. Chữ.

Lời giải

Đáp án B.

Các dạng kí hiệu thường được sử dụng trong phương pháp kí hiệu là kí hiệu hình học, kí hiệu chữ và kí hiệu tượng hình.

Câu 2. Trước khi sử dụng bản đồ phải nghiên cứu rất kĩ phần

A. kí hiệu bản đồ.

B. tỉ lệ bản đồ.

C. bảng chú giải và kí hiệu.

D. bảng chú giải.

Lời giải

Đáp án C.

Trước khi sử dụng bản đồ phải nghiên cứu rất kĩ phần bảng chú giải và kí hiệu để hiểu rõ nội dung các kí hiệu thể hiện trên bản đồ có liên quan đến nội dung cần thể hiện.

Câu 3. Kí hiệu đường thể hiện

A. cảng biển.

B. ngọn núi.

C. ranh giới.

D. sân bay.

Lời giải

Đáp án C.

Đối tượng được thể hiện bằng dạng kí hiệu đường như là: các đường ranh giới quốc gia, các đường ranh giới giữa các tỉnh với nhau, dòng biển, hướng di chuyển của bão,…

Câu 4. Kí hiệu bản đồ có mấy dạng kí hiệu?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Lời giải

Đáp án C.

Có 3 dạng kí hiệu bản đồ, đó là: Kí hiệu hình học, kí hiệu chữ và kí hiệu tượng hình.

Câu 5. Khi biểu hiện các vùng trồng trọt và chăn nuôi thường dùng loại ký hiệu nào sau đây?

A. Hình học.

B. Tượng hình.

C. Điểm.

D. Diện tích.

Lời giải

Đáp án D.

Đối tượng thể hiện kí hiệu diện tích như: các khu vực trồng lúa, khu vực trồng cây lâu năm, khu vực dân cư, thành thị,...

Câu 6. Kí hiệu bản đồ có mấy loại?

A. 4.

B. 3.

C. 1.

D. 2.

Lời giải

Đáp án B.

Phân loại kí hiệu bản đồ gồm có 3 loại, đó là: Kí hiệu điểm, kí hiệu đường và kí hiệu diện tích.

Câu 7. Cách đọc bản đồ đúng là

A. chỉ đọc từng dấu hiệu riêng lẻ, các yếu tố cơ bản nhất có trong bản đồ.

B. chú ý các yếu tố phụ của bản đồ như tỉ lệ bản đồ, tên bản đồ và kí hiệu.

C. đọc từng dấu hiệu riêng lẻ kết hợp tìm ra mối quan hệ giữa các dấu hiệu.

D. chỉ đọc bảng chú giải và tỉ lệ bản đồ, bỏ qua các yếu tố trong bản đồ.

Lời giải

Đáp án C.

Mục đích của việc đọc bản đồ là tìm ra đặc điểm của các đối tượng và mối quan hệ của chúng trên bản đồ. Đọc hiểu các đối tượng từ đó chỉ ra được mối liên hệ về giữa chúng. Ví dụ: Đọc một con sông ở bản đồ địa hình, ta phải thấy được mối quan hệ giữa hướng chảy, độ dốc lòng sông với địa hình ở khu vực đó,…

Câu 8. Để thể hiện ranh giới quốc gia, người ta dùng kí hiệu nào sau đây?

A. Điểm.

B. Đường.

C. Diện tích.

D. Hình học.

Lời giải

Đáp án B.

Đối tượng được thể hiện bằng dạng kí hiệu đường như là: các đường ranh giới quốc gia, các đường ranh giới giữa các tỉnh với nhau.

Câu 9. Kí hiệu bản đồ thể hiện chính xác đối tượng là dạng hình học hoặc tượng hình là loại kí hiệu nào?

A. Hình học.

B. Đường.

C. Điểm.

D. Diện tích.

Lời giải

Đáp án C.

Kí hiệu bản đồ thể hiện chính xác đối tượng là dạng hình học hoặc tượng hình là loại kí hiệu điểm.

Câu 10. Điểm đầu tiên cần làm khi đọc hiểu nội dung của một bản đồ bất kì là

A. đọc bản chú giải.

B. tìm phương hướng.

C. xem tỉ lệ bản đồ.

D. đọc đường đồng mức.

Lời giải

Đáp án A.

Muốn đọc và sử dụng bản đồ, chúng ta cần đọc bảng chú giải để hiểu ý nghĩa của những kí hiệu đó.

Câu 11. Đường đồng mức là đường nối những điểm

A. xung quanh chúng.

B. có cùng một độ cao.

C. ở gần nhau với nhau.

D. cao nhất bề mặt đất.

Lời giải

Đáp án B.

Đường đồng mức là đường nối những điểm có cùng một độ cao.

Câu 12. Để thể hiện một con vật (trâu, bò, hươu) trên bản đồ, người ta dùng kí hiệu nào sau đây?

A. Kí hiệu tượng hình.

B. Kí hiệu đường.

C. Kí hiệu hình học.

D. Kí hiệu chữ.

Lời giải

Đáp án A.

Để thể hiện một con vật (trâu, bò, hươu,…) trên bản đồ, người ta dùng kí hiệu tượng hình.

Phần 2: Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 4: Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ

1. Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ 

a) Khí hiệu bản đồ

- Ký hiệu bản đồ là những dấu hiệu quy ước (mầu sắc, hình vẽ) thể hiện đặc trưng các đối tượng địa lí.

- Các loại ký hiệu: Điểm, đường và diện tích.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 4: Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ | Kết nối tri thức

b) Bảng chú giải 

- Trong bảng chú giải của bản đồ hành chính thể hiện các đối tượng: Thủ đô, thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố, thị xã đó là những đơn vị hành chính và các đối tượng khác như biên giới quốc gia, ranh giới tỉnh, giao thông, sông ngòi,...

- Trong bảng chú giải của bản đ tự nhiên thể hiện: phân tầng độ cao, độ sâu (đậm, nhạt), đỉnh núi, điểm độ sâu, sông ngòi,...

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 4: Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ | Kết nối tri thức

2. Đọc một số bản đồ thông dụng

a) Cách đọc bn đồ

- Đọc tên bản đồ.

- Biết tỉ lệ bản đồ.

- Đọc kí hiệu.

- Xác định các đối tượng địa lí cần quan tâm trên bản đồ.

- Trình bày mối quan hệ của các đối tượng địa lí.

b) Đọc bản đồ tự nhiên và bản đồ hành chính

- Đọc bản đồ tự nhiên

+ Nội dung và lãnh thổ.

+ Tỉ lệ bản đồ.

+ Bảng chú giải thể hiện các yếu tố.

+ Kể tên các đối tượng địa lí cụ thể.

- Đọc bản đồ hành chính

3. Tìm đường đi trên bản đồ 

Đề tìm đường đi trên bản đồ, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Xác định nơi đi và nơi đến, hướng đi trên bản đồ.

Bước 2: Tìm các cung đường có thể đi và lựa chọn cung đường thích hợp với mục đích (ngắn nhất, thuận lợi nhất hoặc yêu cầu phải đi qua một số địa điểm cần thiết), đảm bảo tuân thủ theo quy định của luật an toàn giao thông.

Bước 3: Dựa vào tỉ lệ bản đồ để xác định khoảng cách thực tế sẽ đi.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 4: Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ | Kết nối tri thức

Xem thêm các bài trắc nghiệm Địa lí 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 3: Tỉ lệ bản đồ. Tính khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ

Trắc nghiệm Bài 4: Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ

Trắc nghiệm Bài 5: Lược đồ trí nhớ

Trắc nghiệm Bài 6: Trái Đất trong hệ Mặt Trời

Trắc nghiệm Bài 7: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả

Đánh giá

0

0 đánh giá