Lý thuyết Địa lí 7 Bài 10 (Chân trời sáng tạo 2024): Dân cư, xã hội Châu Phi

4 K

Với tóm tắt lý thuyết Địa lí lớp 7 Bài 10: Dân cư, xã hội Châu Phi sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Sử 7.

Địa lí lớp 7 Bài 10: Dân cư, xã hội Châu Phi

Video giải Địa lí 7 Bài 10: Dân cư, xã hội Châu Phi - Chân trời sáng tạo

A. Lý thuyết Địa lí 7 Bài 10: Dân cư, xã hội Châu Phi

1. Những vấn đề về dân cư

- Châu Phi là châu lục đông dân thứ hai thế giới (sau châu Á). Năm 2020, dân số châu Phi hơn 1,3 tỉ người chiếm 17% dân số thế giới. Dân số châu Phi vẫn còn tăng nhanh do tỉ suất sinh cao và tỉ suất từ giảm do tuổi thọ trung bình của người dân châu Phi được cải thiện.

- Châu Phi có số người xuất cư nhiều hơn nhập cư, phần lớn xuất cư sang châu Âu, Bắc Mĩ và Tây Á là những người trong độ tuổi lao động

- Châu Phi có cơ cấu dân số trẻ. Dân số đông, tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ tạo ra nhiều áp lực đối với phát triển kinh tế xã hội của châu Phi.

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 10: Dân cư, xã hội Châu Phi - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Cảnh báo bùng nổ dân số tại châu Phi

2. Những vấn đề về xã hội

- Mặc dù đã tiến bộ đáng kể về đời sống xã hội nhưng ở châu lục này vẫn còn tồn tại một số vấn đề đan xen với nhau dẫn đến hậu quả về chính trị, kinh tế xã hội và môi trường châu Phi

a. Nạn đói

- Nạn đói vẫn còn diễn ra ở nhiều quốc gia châu Phi, đặc biệt ở khu vực nam Xahara do điều kiện canh tác hạn chế, xung đột vũ trang dẫn đến sản lượng lương thực không đủ cung cấp cho người dân.

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 10: Dân cư, xã hội Châu Phi - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Nạn đói ở châu Phi

b. Xung đột quân sự

- Một số khu vực châu Phi đang diễn ra các cuộc xung đột quan sự do mâu thuẫn giữa các bộ tộc, do cạnh tranh về tài nguyên...gây ảnh hưởng lớn đến người dân và quá trình phát triển kinh tế xã hội, môi trường thiên nhiên...

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 10: Dân cư, xã hội Châu Phi - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Xung đột quân sự tại châu Phi

3. Di sản lịch sử

- Châu Phi là một trong những cái nôi của loài người với di sản có lịch sử từ lâu đời như phép tính, giấy...

- Các di sản được công nhận là di sản thế giới: các kim tử tháp từ Gi-gia tới Đát-sua ở Ai Cập, thành phố cổ Tim-but-tu, hoàng cung A-bô-mây.

- Việc chăm sóc bảo vệ các di sản gặp nhiều khó khăn do khinh phí khá lớn, xung đột quân sự và hoạt động khủng bố và ảnh hưởng của các thiên tai.

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 10: Dân cư, xã hội Châu Phi - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Kim tự tháp Ai Cập

B. Bài tập trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 10: Dân cư, xã hội Châu Phi

Câu 1. Nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt lương thực ở châu Phi là?

A. Tăng dân số nhanh.

B. Đất chật người đông.

C. Điều kiện canh tác hạn chế, xung đột vũ trang.

D. Khí hậu quá nóng.

Đáp án: C

Giải thích:

Do điều kiện canh tác hạn chế, xung đột vũ trang dẫn đến sản lượng lương thực không đủ để cung cấp cho người dân. (SGK - trang 134).

Câu 2. Để giải quyết nạn đói các quốc gia châu Phi dựa vào nguồn lực nào?

A. Mua lương thực của thế giới.

B. Tự sản xuất lương thực.

C. Vay lương thực của thế giới.

D. Phụ thuộc vào cứu trợ lương thực khẩn cấp.

Đáp án: D

Giải thích:

Hằng năm, một số quốc gia châu Phi cần cứu trợ khẩn cấp về lương thực. (SGK - trang 134).

Câu 3. Nguyên nhân dẫn tới các cuộc xung đột quân sự tại châu Phi?

A. Vấn đề thiếu lương thực.

B. Mâu thuẫn bộ tộc, cạnh tranh tài nguyên.

C. Cạn kiệt khoáng sản.

D. Ô nhiễm môi trường.

Đáp án: B

Giải thích:

Một số khu vực tại châu Phi đang diễn ra các cuộc xung đột quân sự do mâu thuẫn giữa các bộ tộc, cạnh tranh về tài nguyên… (SGK - trang 134).

Câu 4. Hậu quả do xung đột quân sự đem lại tại châu Phi?

A. Ảnh hưởng đến đời sống người dân, quá trình phát triển kinh tế -xã hội.

B. Nghèo đói.

C. Giảm dân số.

D. Trẻ em không được đến trường.

Đáp án: A

Giải thích:

Xung đột quân sự … gây ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân, quá trình phát triển kinh tế - xã hội… (SGK - trang 134).

Câu 5. Châu Phi có cơ cấu dân số theo độ tuổi là?

A. Cơ cấu dân số trẻ.

B. Cơ cấu dân số già.

C. Cơ cấu dân số vàng.

D. Cơ cấu dân số tương đối trẻ.

Đáp án: A

Giải thích:

Châu Phi có cơ cấu dân số trẻ. (SGK - trang 134).

Câu 6. Số dân châu Phi năm 2020 là bao nhiêu?

A. Hơn 1,3 tỉ người.

B. Hơn 1,33 tỉ người.

C. Hơn 1,4 tỉ người.

D. Hơn 1,44 tỉ người.

Đáp án: A

Giải thích:

Năm 2020, châu Phi có số dân hơn 1,3 tỉ người (SGK - trang 133).

Câu 7. Số dân châu Phi chiếm tỉ lệ bao nhiêu % của dân số thế giới?

A. 14%.

B. 15%.

C. 16%.

D. 17%.

Đáp án: D

Giải thích:

Năm 2020, châu Phi có số dân hơn 1,3 tỉ người, chiếm hơn 17% số dân thế giới (SGK - trang 133).

Câu 8. Nhiều quốc gia ở châu Phi có tỉ suất tăng dân số tự nhiên là?

A. 2,5%.

B. 3,0%.

C. 3,5%.

D. 4%.

Đáp án: B

Giải thích:

Nhiều quốc gia ở châu Phi có tỉ suất tăng dân số tự nhiên trên 3% (SGK - trang 133-134).

Câu 9. Đặc điểm di cư của châu Phi biến động như thế nào?

A. Số người xuất cư nhiều hơn nhập cư.

B. Số người nhập cư nhiều hơn xuất cư.

C. Chủ yếu là người nhập cư.

D. Chủ yếu là người xuất cư.

Đáp án: A

Giải thích:

Châu Phi có số người xuất cư nhiều hơn nhập cư. (SGK - trang 134).

Câu 10. Khu vực nào của châu Phi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của nạn đói?

A. Nam Phi.

B. Phía nam Xa-ha-ra.

C. Trung Phi.

D. Bắc Phi.

Đáp án: B

Giải thích:

Nạn đói vẫn còn xảy ra ở nhiều quốc gia châu Phi, đặc biệt ở khu vực Nam Xa-ha-ra (SGK - trang 134).

Câu 11. Dân số đông, tăng nhanh cùng với số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao đã tạo ra nhiều áp lực đối với vấn đề gì ở châu Phi?

A. Xung đột quân sự.

B. Giải quyết việc làm, đói nghèo.

C. Cạn kiệt tài nguyên.

D. Ô nhiễm môi trường.

Đáp án: B

Giải thích:

Dân số đông, tăng nhanh cùng với số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao đã tạo ra nhiều áp lực đối với … như giải quyết việc làm, đói nghèo… (SGK-trang 134).

Câu 12. Giấy Pa-pi-rut, phép tính là phát minh của?

A. Người châu Phi.

B. Người châu Á.

C. Người Ấn Độ.

D. Người châu Mỹ.

Đáp án: A

Giải thích:

Châu Phi là một trong những cái nôi của loài người với di sản có lịch sử lâu đời như phép tính, giấy… (SGK - trang 134).

Câu 13. Kim tự tháp Gi-gia được xây dựng ở?

A. Ai Cập.

B. Nam Phi.

C. Xu Đăng.

D. Ê-ti-ô-pi-a.

Đáp án: A

Giải thích:

Châu Phi có khá nhiều …. như các kim tự tháp Gi-gia (Ai Cập)… (SGK trang 134).

Câu 14. Kiến trúc nào sau đây được coi là kì quan thế giới còn tồn tại đến ngày nay ở châu Phi?

A. Vườn treo.

B. Tháp nghiêng.

C. Kim tự tháp Gi-gia.

D. Đấu trường La Mã.

Đáp án: C

Giải thích:

Các nhà khoa học đã tìm ra 138 kim tự tháp ở Ai Cập. Trong đó, Đại kim tự tháp Gi-gia (một trong bảy kì quan thế giới cổ đại) là kim tự tháp lớn nhất. (SGK - trang 135).

Câu 15. Để bảo vệ và phát huy các giá trị của các di sản, các quốc gia châu Phi cần làm gì?

A. Chung tay bảo vệ của chính quyền và nhân dân.

B. Nghiêm cấm khai thác du lịch tại các di sản.

C. Nhân dân tự trùng tu và bảo vệ.

D. Dựng hàng rào quân sự để bảo vệ.

Đáp án: A

Giải thích:

Để bảo vệ và phát huy các giá trị của các di sản này đòi hỏi sự chung tay bảo vệ của chính quyền và nhân dân... (SGK-trang 135).

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Địa lí 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 9: Thiên nhiên Châu Phi

Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Phi

Bài 13: Phát kiến ra châu Mỹ, vị trí địa lí và phạm vi châu Mỹ

Bài 14: Thiên nhiên và dân cư, xã hội Bắc Mỹ

Đánh giá

0

0 đánh giá