Lý thuyết Địa lí 7 Bài 15 (Kết nối tri thức 2024): Đặc điểm dân cư, xã hội, phương thức khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ

4.6 K

Với tóm tắt lý thuyết Địa lí lớp 7 Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội, phương thức khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Sử 7.

Địa lí lớp 7 Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội, phương thức khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ

Video giải Địa lí 7 Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội, phương thức khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ - Kết nối tri thức

A. Lý thuyết Địa lí 7 Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội, phương thức khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ

1. Đặc điểm dân cư, xã hội

a) Vấn đề nhập cư và chủng tộc

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội, phương thức khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ - Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Đặc điểm nhập cư:

+ Những người Anh-điêng và người E-xki-mô thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it di cư từ châu Á sang.

+ Sau cuộc phát kiến địa lí (1492), người châu Âu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it (người Anh, người I-ta-li-a, Đức,…) di cư sang nhiều. Còn người da đen thuộc chủng tộc Nê-grô-it từ châu Phi bị bắt sang làm nô lệ, lao động trong các đồn điền.

+ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, có nhiều cuộc di dân từ nhiều khu vực khác (châu Á) vào châu Mỹ.

- Đặc điểm chủng tộc: Bắc Mỹ có thành phần chủng tộc đa dạng do có lịch sử nhập cư lâu dài; bao gồm các chủng tộc:

+ Môn-gô-lô-it nguồn gốc từ châu Á.

+ Nê-grô-it từ châu Phi.

+ Ơ-rô-pê-ô-it từ châu Âu.

b) Vấn đề đô thị hóa

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội, phương thức khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ - Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Tỉ lệ dân số đô thị ở Bắc Mỹ cao nhất (82,6%) so với các châu lục (châu Phi 43,5%; châu Á 51,1%; châu Âu 74,9%).

- Xuất hiện các siêu đô thị và các dải siêu đô thị

- Các đô thị lớn (2020): Niu-Oóc (18,8 triệu người), Lốt An-giơ-let (12,4 triệu người), Si-ca-gô (8,9 triệu người),…

- Phân bố:

+ Tập trung ở phía nam hệ thống Ngũ Hồ và ven Đại Tây Dương.

+ Vào sâu trong nội địa, đô thị nhỏ hơn và thưa thớt.

2. Các trung tâm kinh tế quan trọng

- Các trung tâm kinh tế:

+ Khu vực phía tây ven biển Thái Bình Dương: Van-cu-vơ, Xan-phran-xi-cô, Lốt-an-giơ-lét.

+ Khu vực phía đông ven biển Đại Tây Dương: Niu-Oóc, Oa-sinh-tơn, Tô-rôn-tô, Môn-trê-an, Si-ca-gô.

+ Khu vực phía Nam: Hau-xtơn, Niu Oóc-lin.

- Các ngành kinh tế ở một số trung tâm:

+ Van-cu-vơ: sản xuất giấy, điện tử - viễn thông, hải cảng, du lịch và chế biến nông sản.

+ Xan-phran-xi-cô: Cơ khí, hải cảng, đóng tàu, ngân hàng, hóa chất, hàng không và điện tử - viễn thông.

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội, phương thức khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Quang cảnh một góc thành phố Xan-phran-xi-cô

+ Lốt-an-giơ-lét: hàng không, đóng tàu, chế biến nông sản, hải cảng, dệt may, du lịch, điện tử - viễn thông, sản xuất ô tô, ngân hàng, sản xuất máy bay.

+ Niu-Oóc: luyện kim đen, chế biến nông sản, ngân hàng, dệt may, du lịch, hóa chất, điện tử - viễn thông, hàng không.

+ Oa-sinh-tơn: sản xuất máy bay, chế biến nông sản, dệt may, hóa chất, hải cảng, điện tử - viễn thông.

+ Tô-rôn-tô: luyện kim đen, chế biến nông sản, hóa chất, sản xuất ô tô, cơ khí.

+ Môn-trê-an: sản xuất máy bay, chế biến nông sản, dệt may, ngân hàng, du lịch, hóa chất, điện tử - viễn thông, hàng không.

+ Si-ca-gô: luyện kim đen, ngân hàng, chế biến nông sản, hóa chất, cơ khí.

+ Hau-xtơn: luyện kim đen, hóa chất, điện tử - viễn thông, đóng tàu, sản xuất máy bay.

+ Niu Oóc-lin: luyện kim màu, hóa chất, sản xuất máy bay.

3. Phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ.

- Phương thức khai thác bền vững tài nguyên đất:

+ Đất được khai thác từ lâu để trồng trọt và chăn nuôi.

+ Thực trạng: đất bị thoái hóa do thời gian sử dụng lớn phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hóa học.

+ Biện pháp: ứng dụng khoa học-công nghệ trong quá trình sản xuất, sản xuất theo hướng “nông nghiệp xanh”.

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội, phương thức khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Thu hoạch bông ở Hoa Kì

- Phương thức khai thác bền vững tài nguyên nước:

+ Nguồn nước ngọt phong phú

+ Thực trạng: bị ô nhiễm do chất thải từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt.

+ Biện pháp: qui định xử lí nước thải, ban hành Đậo luật nước sạch,…

- Phương thức khai thác bền vững tài nguyên rừng:

+ Tài nguyên rừng giàu có: rừng lá kim, rừng hỗn hợp,…

+ Thực trạng: bị khai thác mạnh để lấy gỗ, làm giấy, lấy đất canh tác => diện tích suy giảm.

- Phương thức khai thác bền vững tài nguyên khoáng sản:

- Tài nguyên khoáng sản phong phú, dồi dào.

+ Thực trạng: khai thác quy mô lớn và sử dụng không hợp lí => ô nhiễm môi trường, tài nguyên bị cạn kiệt.

+ Biện pháp: sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, sử dụng năng lượng tái tạo và vật liệu thay thế.

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội, phương thức khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Cánh đồng năng lượng Mặt Trời ở Hoa Kì

B. Bài tập trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội, phương thức khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ

Câu 1. Năm 2020 đô thị nào có số dân lớn nhất ở Bắc Mỹ?

A. Si-ca-gô.                                                

B. Lốt An-giơ-lét.

C. Môn-trê-an.                                           

D. Niu Óoc.

Đáp án đúng là: D

Niu-Osooc là đô thị đông dân nhất ở Bắc Mỹ với 18,8 triệu người (sgk trang 146).

Câu 2. Nguyên nhân nào thúc đấy quá trình đô thị hóa ở Bắc Mĩ?

A. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp.

B. Sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ.

C. Sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp.

D. Sự di dân từ nông thôn lên thành phố tìm việc làm.

Đáp án đúng là: A

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp đã thúc đẩy quá trình đô thị hóa ở Bắc Mỹ. (sgk trang 146).

Câu 3. Các trung tâm kinh tế quan trọng phân bố ở đâu?

A. Phía Bắc Ca-na-đa.                                

B. Phía Đông Bắc Hoa Kỳ.

C. Phía Tây Hoa Kỳ.                                  

D. Phía Đông Ca-na-đa.

Đáp án đúng là: B

Các trung tâm kinh tế quan trọng phân bố tập trung ở phía đông bắc Hoa Kỳ (Lược đồ sgk trang 147).

Câu 4. Tại sao phía Bắc Ca-na-đa kinh tế không phát triển?

A. Khí hậu khắc nhiệt.                                

B. Thiếu nguồn lao động.

C. Địa hình hiểm trở.                                  

D. Thiếu nguồn nguyên liệu tại chỗ.

Đáp án đúng là: A

Khí hậu của Ca-na-đa nằm trong kiểu khí hậu cực và cận cực khắc nhiệt giá lạnh, nên dân thưa thớt, kinh tế kém phát triển. (sgk trang 147)

Câu 5. Quá trình đô thị hóa ở Bắc Mỹ có đặc điểm gì?

A. Tỉ lệ dân đô thị cao, đứng đầu thế giới.

B. Đô thị hóa phát triển nhờ hoạt động nông nghiệp.

C. Các đô thị tập trung ven Thái Bình Dương.

D. Càng vào sâu trong nội địa, đô thì lớn, tập trung đông.

Đáp án đúng là: A

Tỉ lệ đô thị hóa cao, đứng đầu thế giới chiếm 82,6% Bắc Mỹ (Trong đó: Châu Phi 43,5%, châu Á 51,1%, châu Âu 74,9%) - sgk trang 146.

Câu 6. Các đô thị lớn của Bắc Mỹ thường tập trung ở đâu?

A. Phía Nam hệ thống Ngũ Hồ và ven Đại Tây Dương.

B.  Ven Thái Bình Dương và ven Đại Tây Dương.

C. Phía Bắc Bắc Mỹ và Phía Nam hệ thống Ngũ Hồ.

D. Ven Thái Bình Dương và phía Bắc Bắc Mỹ.

Đáp án đúng là: A

Các đô thị lớn của Bắc Mỹ chủ yếu tập trung ở phía nam hệ thống Ngũ Hồ và ven Đại Tây Dương (sgk trang 146).

Câu 7. Các đô thị nhỏ Bắc Mĩ tập trung ở đâu?

A. Phía Nam hệ thống ngũ hồ.                     

B. Ven Đại Tây Dương.

C. Vào sâu trong nội địa.                            

D. Đồng bằng trung tâm.

Đáp án đúng là: C

Vào sâu trong nội địa, các đô thị nhỏ hơn và thưa thớt hơn.

Câu 8. Ca-na-da có trung tâm kinh tế lớn nào?

A. Lốt-An-giơ-lét.                                      

B. Van-cu-bơ.

C. Oa-sinh-tơn.                                          

D. Si-ca-gô.

Đáp án đúng là: B

Van-cu-bơ là trung tâm kinh tế lớn nhất Ca-na-da nằm ở phía Tây Bắc Mỹ. (Lược đồ sgk trang 147)

Câu 9. Người gốc nào cư trú trên lãnh thổ Bắc Mỹ?

A. Người Anh-điêng và người Ê-xki-mô.

B. Người Ê-xki-mô và người In-ca.

C. Người Mai-a và người Anh-điêng.

D. Người Mai-a và người In-ca.

Đáp án đúng là: A

Con người cư trú trên lãnh thổ Bắc Mỹ từ cách đây khoảng 20-30 nghìn năm. Họ là người Anh-điêng và người Ê-xki-mô. (sgk trang 145).

Câu 10. Để khai thác bền vững tài nguyên nước Bắc Mỹ đã thực hiện những biện pháp nào?

A. Phát triển nông nghiệp theo hướng “nông nghiệp xanh”.

B. Tiến hành mua nước sạch để sử dụng.

C. Quy định xử lí nước thải, ban hành Đạo luật nước sạch.

D. Hạn chế chất thải từ nông nghiệp và công nghiệp.

Đáp án đúng là: C

Hiện nay chất lượng nguồn nước được cải thiện nhờ các biện pháp như: Xử lí nước thải, ban hành Đạo luật nước sạch (sgk trang 148).

Câu 11. Tại sao chủ tộc Nê-grô-it từ Châu Phi lại nhập cư sang Châu Mĩ?

A. Di dân buôn bán.                                             

B. Bị bắt làm nô lệ.

C. Đi tìm nguồn tài nguyên mới.                           

D. Xuất khẩu lao động.

Đáp án đúng là: B

Người da đen thuộc chủng tộc Nê-gro-it từ châu Phi bị bắt làm nô lệ, lao động trong các đồn điền trồng bông, thuốc lá… (sgk trang 145)

Câu 12. Bắc Mỹ phát triển nền kinh tế đa dạng, đời sống cư dân ở mức cao do đâu?

A. Phương thức khai thác hợp lí và bền vững.                 

B. Địa hình bằng phẳng, lãnh thổ rộng.

C. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.

D. Khí hậu ôn hòa, mát mẻ.

Đáp án đúng là: A

Nhờ phương thức khai thác hợp lí và bền vững, Bắc Mỹ phát triển nền kinh tế đa dạng, đời sống cư dân ở mức cao.

Câu 13. Bắc Mỹ có diện tích đất đồng bằng rộng lớn nhưng hiện nay đang bị thoái hóa mạnh do nguyên nhân nào?

A. Lớp phủ thực vật bị phá hủy.

B. Sử dụng phân bón hóa học lớn và thuốc bảo vệ thực vật.

C. Chất thải công nghiệp.

D. Nguồn nước bị ô nhiễm.

Đáp án đúng là: B

Bắc Mỹ có nhiều đồng bằng rộng lớn, bằng phẳng, đất đai màu mỡ, đã được khai thác từ rất lâu để dễ trồng trọt và chăn nuôi. Do thời gian dài sử dụng lượng lớn phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hóa học, đất bị thoái hóa. (sgk trang 148).

Câu 14. Nguồn tài nguyên rừng bị suy giảm do đâu?

A. Khai thác rừng.                                      

B. Cháy rừng.

C. Biến đổi khí hậu.                                    

D. Khai thác khoáng sản.

Đáp án đúng là: A

Rừng bị khai thác mạnh để lấy gỗ, làm giấy, lấy đất canh tác nên diện tích rừng bị suy giảm nhanh. (sgk trang 148).

Câu 15. Các luồng nhập cư có vai trò quan trọng như thế nào đến sự hình thành cộng đồng dân cư Bắc Mỹ?

A. Xung đột sắc tộc, tôn giáo.                     

B. Gia tăng dân số tự nhiên.

C. Thành phần chủng tộc đa dạng.                        

D. Đô thị hóa phát triển.

Đáp án đúng là: C

Lịch sử nhập cư đã tạo nên thành phần chủng tộc đa dạng ở Bắc Mỹ (sgk trang 145).

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Địa lí 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 7 Bài 14: Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ

Lý thuyết Địa lí 7 Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội, phương thức khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ

Lý thuyết Địa lí 7 Bài 16: Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ

Lý thuyết Địa lí 7 Bài 17: Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ

Lý thuyết Địa lí 7 Bài 18: Châu Đại Dương

Đánh giá

0

0 đánh giá