Lý thuyết Địa lí 6 Bài 2 (Chân trời sáng tạo 2024): Kí hiệu và chú giải trên một số bản đồ thông dụng

2.5 K

Với tóm tắt lý thuyết Địa lí lớp 6 Bài 2: Kí hiệu và chú giải trên một số bản đồ thông dụng sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với 10 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa lí lớp 6.

Địa lí lớp 6 Bài 2: Kí hiệu và chú giải trên một số bản đồ thông dụng

A. Lý thuyết Địa lí 6 Bài 2: Kí hiệu và chú giải trên một số bản đồ thông dụng

I. Kí hiệu bản đồ và chú giải  

- Khái niệm: Kí hiệu bản đồ là phương tiện dùng để thể hiện toàn bộ hay một phần của các sự vật và hiện tượng địa lí.

- Đặc điểm: Kí hiệu bản đồ là những hình vẽ, màu sắc, chữ viết,...

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 2: Kí hiệu và chú giải trên một số bản đồ thông dụng | Chân trời sáng tạo

- Ý nghĩa

+ Giúp người đọc phân biệt được sự khác nhau của các thông tin thể hiện trên bản đồ.

+ Các kí hiệu được giải thích rõ ràng trong chú giải của bản đồ.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 2: Kí hiệu và chú giải trên một số bản đồ thông dụng | Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 2: Kí hiệu và chú giải trên một số bản đồ thông dụng | Chân trời sáng tạo

IICác loại kí hiệu bản đồ

- Khái niệm: Kí hiệu bản đồ là những dấu hiệu quy ước (mầu sắc, hình vẽ) thể hiện đặc trưng các đối tượng địa lí.

- Phân loại: Kí hiệu điểm, đường và diện tích.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 2: Kí hiệu và chú giải trên một số bản đồ thông dụng | Chân trời sáng tạo

B. 10 câu trắc nghiệm Địa lí 6 Bài 2: Kí hiệu và chú giải trên một số bản đồ thông dụng

Câu 1. Dạng kí hiệu nào sau đây không được sử dụng trong phương pháp kí hiệu?

A. Tượng hình.

B. Tượng thanh.

C. Hình học.

D. Chữ.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/119, lịch sử và địa lí 6.

Câu 2. Trước khi sử dụng bản đồ phải nghiên cứu rất kĩ phần

A. kí hiệu bản đồ.

B. tỉ lệ bản đồ.

C. bảng chú giải và kí hiệu.

D. bảng chú giải.

Lời giải

Đáp án C.

Trước khi sử dụng bản đồ phải nghiên cứu rất kĩ phần bảng chú giải và kí hiệu để hiểu rõ nội dung các kí hiệu thể hiện trên bản đồ có liên quan đến nội dung cần thể hiện.

Câu 3. Kí hiệu đường thể hiện

A. cảng biển.

B. ngọn núi.

C. ranh giới.

D. sân bay.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/119, lịch sử và địa lí 6.

Câu 4. Kí hiệu bản đồ có mấy dạng kí hiệu?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/119, lịch sử và địa lí 6.

Câu 5. Khi biểu hiện các vùng trồng trọt và chăn nuôi thường dùng loại ký hiệu nào sau đây?

A. Hình học.

B. Tượng hình.

C. Điểm.

D. Diện tích.

Lời giải

Đáp án D.

Đối tượng thể hiện kí hiệu diện tích như: các khu vực trồng lúa, khu vực trồng cây lâu năm, khu vực dân cư, thành thị,...

Câu 6. Kí hiệu bản đồ có mấy loại?

A. 4.

B. 3.

C. 1.

D. 2.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/119, lịch sử và địa lí 6.

Câu 7. Cách đọc bản đồ đúng là

A. chỉ đọc từng dấu hiệu riêng lẻ, các yếu tố cơ bản nhất có trong bản đồ.

B. chú ý các yếu tố phụ của bản đồ như tỉ lệ bản đồ, tên bản đồ và kí hiệu.

C. đọc từng dấu hiệu riêng lẻ kết hợp tìm ra mối quan hệ giữa các dấu hiệu.

D. chỉ đọc bảng chú giải và tỉ lệ bản đồ, bỏ qua các yếu tố trong bản đồ.

Lời giải

Đáp án C.

Mục đích của việc đọc bản đồ là tìm ra đặc điểm của các đối tượng và mối quan hệ của chúng trên bản đồ. Đọc hiểu các đối tượng từ đó chỉ ra được mối liên hệ về giữa chúng. Ví dụ: Đọc một con sông ở bản đồ địa hình, ta phải thấy được mối quan hệ giữa hướng chảy, độ dốc lòng sông với địa hình ở khu vực đó,…

Câu 8. Để thể hiện ranh giới quốc gia, người ta dùng kí hiệu nào sau đây?

A. Điểm.

B. Đường.

C. Diện tích.

D. Hình học.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/119, lịch sử và địa lí 6.

Câu 9. Kí hiệu bản đồ thể hiện chính xác đối tượng là dạng hình học hoặc tượng hình là loại kí hiệu nào?

A. Hình học.

B. Đường.

C. Điểm.

D. Diện tích.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/119, lịch sử và địa lí 6.

Câu 10. Điểm đầu tiên cần làm khi đọc hiểu nội dung của một bản đồ bất kì là

A. đọc bản chú giải.

B. tìm phương hướng.

C. xem tỉ lệ bản đồ.

D. đọc đường đồng mức.

Lời giải

Đáp án A.

Muốn đọc và sử dụng bản đồ, chúng ta cần đọc bảng chú giải để hiểu ý nghĩa của những kí hiệu đó.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Địa Lí 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến và toạ độ địa lí

Lý thuyết Bài 2: Kí hiệu và chú giải trên một số bản đồ thông dụng

Lý thuyết Bài 3: Tìm đường đi trên bản đồ

Lý thuyết Bài 4: Lược đồ trí nhớ

Lý thuyết Bài 5: Vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng, kích thước của Trái Đất

Đánh giá

0

0 đánh giá