300 câu Trắc nghiệm hóa học 9 chương 5 có đáp án 2023: Dẫn xuất của Hiđrocacbon. Polime

2.7 K

Với tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 9 chương 5 : Dẫn xuất của Hiđrocacbon. Polime hay, chi tiết cùng với 300 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Hóa học lớp 9.

Hóa học 9 Chương 5: Dẫn xuất của Hiđrocacbon. Polime

Trắc nghiệm Bài 44: Rượu etylic

Bài 1: Công thức cấu tạo của rượu etylic là

 A. CH2 – CH3 – OH.

 B. CH3 – O – CH3.

 C. CH2 – CH2 – OH2.

 D. CH3 – CH2 – OH.

Đáp án: D

Bài 2: Nhận xét nào sau đây là sai?

 A. Rượu etylic là chất lỏng, không màu.

 B. Rượu etylic tan vô hạn trong nước.

 C. Rượu etylic có thể hòa tan được iot.

 D. Rượu etylic nặng hơn nước.

Đáp án: D

D sai vì rượu etylic nhẹ hơn nước.

Bài 3: Nhận xét nào đúng về nhiệt độ sôi của rượu etylic?

 A. Rượu etylic sôi ở 100°C.

 B. Nhiệt độ sôi của rượu etylic cao hơn nhiệt độ sôi của nước.

 C. Rượu etylic sôi ở 45°C.

 D. Rượu etylic sôi ở 78,3°C.

Đáp án: D

Bài 4: Độ rượu là

 A. số ml rượu etylic có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước.

 B. số ml nước có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước.

 C. số gam rượu etylic có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước.

 D. số gam nước có trong 100 gam hỗn hợp rượu với nước.

Đáp án: A

Bài 5: Trong 100 ml rượu 40° có chứa

 A. 40 ml nước và 60 ml rượu nguyên chất.

 B. 40 ml rượu nguyên chất và 60 ml nước.

 C. 40 gam rượu nguyên chất và 60 gam nước.

 D. 40 gam nước và 60 gam rượu nguyên chất.

Đáp án: B

Bài 6: Để phân biệt hai chất lỏng không màu là benzen và rượu etylic ta dùng

 A. sắt.

 B. đồng

 C. natri.

 D. kẽm.

Đáp án: C

Sử dụng kim loại Na

+ Mẩu Na tan dần, có khí thoát ra → rượu etylic

  2CH3 – CH2 – OH + 2Na → 2CH3 – CH2 – ONa + H2

+ Không có hiện tượng xuất hiện → benzen

Bài 7: Rượu etylic tác dụng được với dãy hóa chất là

 A. NaOH; Na; CH3COOH; O2.

 B. Na; K; CH3COOH; O2.

 C. C2H4; K; CH3COOH; Fe.

 D. Ca(OH)2; K; CH3COOH; O2.

Đáp án: B

Bài 8: Cho 11,2 lít khí etilen (ở đktc) tác dụng với nước có axit sunfuric đặc làm xúc tác, thu được 9,2 gam rượu etylic. Hiệu suất phản ứng là

 A. 40%.

 B. 40%.

 C. 50%.

 D. 60%.

Đáp án: A

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 44 (có đáp án): Rượu etylic

Khối lượng rượu etylic thu được theo lý thuyết là: mLT = 0,5.46 = 23 gam.

Hiệu suất phản ứng là:

  Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 44 (có đáp án): Rượu etylic

Bài 9: Cho 23 gam rượu etylic nguyên chất tác dụng với kali dư. Thể tích khí H2 thoát ra (ở đktc) là

 A. 2,8 lít.

 B. 5,6 lít.

 C. 8,4 lít.

 D. 11,2 lít.

Đáp án: B

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 44 (có đáp án): Rượu etylic

Vậy Vkhí = 0,25.22,4 = 5,6 lít.

Bài 10: Hòa tan 30 ml rượu etylic nguyên chất vào 90 ml nước cất thu được

 A. rượu etylic có độ rượu là 20°.

 B. rượu etylic có độ rượu là 25°.

 C. rượu etylic có độ rượu là 30°.

 D. rượu etylic có độ rượu là 35°.

Đáp án: B

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 44 (có đáp án): Rượu etylic

Bài 11: Cho rượu etylic nguyên chất tác dụng với kali dư. Số phản ứng hóa học xảy ra là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4.

Lời giải

Rượu etylic nguyên chất là C2H5OH => chỉ xảy ra 1 phản ứng với K

2C2H5OH + 2K → 2C2H5OK + H2 ↑

Đáp án: A

Bài 12: Cho rượu etylic 80o tác dụng với natri dư. Số phản ứng hóa học xảy ra là

A. 1

B. 2.

C. 3

D. 4.

Lời giải

Rượu etylic 80o gồm C2H5OH và H2O => Na phản ứng với H2O trước, sau đó phản ứng với C2H5OH

=> có 2 phản ứng xảy ra

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 ↑

2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2

Đáp án: B

Bài 13: Dãy gồm tất cả các chất đều có khả năng tác dụng với rượu etylic là

A. KOH, Na, CH3COOH, O2.

B. Na, C2H4, CH3COOH, O2.

C. Na, K, CH3COOH, O2.

D. Ca(OH)2, K, CH3COOH, O2.

Lời giải

Dãy gồm tất cả các chất đều có khả năng tác dụng với rượu etylic là: Na, K, CH3COOH, O2.

2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2

2C2H5OH + 2K → 2C2H5OK + H2

C2H5OH + CH3COOH Bài tập về rượu etylic CH3COOC2H5 + H2O

C2H5OH + 3O2Bài tập về rượu etylic2CO2 + 3H2O

Đáp án: C

Bài 14: Thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 13,8 gam rượu etylic nguyên chất là

A. 5,60

B. 22,4

C. 8,36

D. 20,16

Lời giải

Bài tập về rượu etylic

C2H5OH + 3O2Bài tập về rượu etylic2CO2 + 3H2O

 0,3 mol → 0,9 mol

⇒ VO2 = 0,9.22,4 = 20,16

Đáp án: D

Bài 15: Cho 23 gam rượu etylic nguyên chất tác dụng với natri dư. Thể tích khí H2 thoát ra (đktc) là

A. 2,8 lít

B. 5,6 lít.   

C. 8,4 lít

D. 11,2 lít.

Lời giải

Bài tập về rượu etylic

2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2

  0,5 mol                     →               0,25 mol

⇒ VH2 = 0,25.22,4 = 5,6

Đáp án: B

Bài 16: Cho 11,2 lít khí etilen (đktc) tác dụng với nước có axit sunfuric (H2SO4) làm xúc tác, thu được 9,2 gam rượu etylic. Hiệu suất phản ứng là

A. 50%.                                                         B. 30%.          

C. 60%.                                                          D. 40%.

Lời giải

Số mol khí etilen là: Bài tập về rượu etylic

PTHH: C2H4 + H2Bài tập về rượu etylicC2H5OH

               0,5 mol          →          0,5 mol

=> khối lượng rượu etylic thu được theo lí thuyết là: m = 0,5.46 = 23 gam

Đề bài cho khối lượng rượu etylic thu được thực tế là 9,2 gam

Vì tính theo chất sản phẩm => Hiệu suất phản ứng

Bài tập về rượu etylic

Đáp án: D

Bài 17: Công thức cấu tạo của rượu etylic là

A. CH2–CH3–OH.

B. CH3–O–CH3.

C. CH2–CH2–OH2.

D. CH3–CH2–OH.

Lời giải

Công thức cấu tạo của rượu etylic là CH3–CH2–OH.

Đáp án: D

Bài 18: Tính chất vật lí của rượu etylic là

A. chất lỏng không màu, nhẹ hơn nước, tan vô hạn trong nước, hòa tan được nhiều chất như iot, benzen,…

B. chất lỏng màu hồng , nhẹ hơn nước, tan vô hạn trong nước, hòa tan được nhiều chất như: iot, benzen,…

C. chất lỏng không màu, không tan trong nước, hòa tan được nhiều chất như: iot, benzen,…

D. chất lỏng không màu, nặng hơn nước, tan vô hạn trong nước, hòa tan được nhiều chất như: iot, benzen,…

Lời giải

Tính chất vật lí của rượu etylic là chất lỏng không màu, nhẹ hơn nước, tan vô hạn trong nước, hòa tan được nhiều chất như iot, benzen,…

Đáp án: A

Bài 19: Độ rượu là

A. số ml rượu etylic có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước.

B. số ml nước có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước.

C. số gam rượu etylic có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước.

D. số gam nước có trong 100 gam hỗn hợp rượu với nước.

Lời giải

Độ rượu là số ml rượu etylic có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước.

Đáp án: A

Bài 20: Trên một chai rượu có nhãn ghi 25o có nghĩa là

A. cứ 1 lít nước  thì có 0,25 lít ancol nguyên chất

B. cứ 1 kg dung dịch thì có 0,25 kg ancol nguyên chất

C. cứ 1 lít dung dịch thì có 0,25 kg ancol nguyên chất

D. cứ 1 lít dung dịch thì có 0,25 lít ancol nguyên chất

Lời giải

Trên một chai rượu có nhãn ghi 25có nghĩa là cứ 1 lít dung dịch thì có 0,25 lít ancol nguyên chất.

Đáp án: D

Bài 21: Cần bao nhiêu thể tích rượu nguyên chất cho vào 60 ml dung dịch rượu 40thành rượu 60o?

A. 30 ml

B. 40 ml

C. 50 ml

D. 60 ml.

Lời giải

Thể tích rượu nguyên chất trong dung dịch lúc đầu là

Độ rượu = Bài tập về rượu etylic

=> Vrượu nguyên chất = Bài tập về rượu etylic

Thể tích dung dịch rượu nguyên chất sau khi pha là: 24 + x (ml)

Thể tích dung dịch rượu lúc sau là: 60 + x (ml)

Thay vào công thức tính độ rượu lúc sau, ta có:

Bài tập về rượu etylic

Vậy nếu ta thêm 30 ml rượu nguyên chất vào 60 ml rượu 40o thì sẽ thành rượu 60o

Đáp án: A

Bài 22: Khí CO2 sinh ra khi lên men rượu một lượng glucozơ được dẫn vào dung dịch Ca(OH)dư tạo được 40 gam kết tủa. Khối lượng ancol etylic thu được là

A. 18,4 gam

B. 16,8 gam

C. 16,4 gam

D. 17,4 gam.

Lời giải

Ta có: Bài tập về rượu etylic

PTHH: C6H12O6Bài tập về rượu etylic2CO2 + 2C2H5OH

=> nrượu = nCO2 => mrượu = 0,4 . 46 = 18,4

Đáp án: A

Bài 23: Lên men hoàn toàn m gam glucozơ thành ancol etylic. Toàn bộ khí CO2 sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư tạo ra 40 gam kết tủa. Nếu hiệu suất của quá trình lên men là 75% thì giá trị của m là

A. 60

B. 58

C. 30

D. 48

Lời giải

Bài tập về rượu etylic

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

⇒ nCO2 = nCaCO3 = 0,4 mol

C6H12O6Bài tập về rượu etylic 2CO2 + 2C2H5OH

Bài tập về rượu etylic

Đáp án: D

Trắc nghiệm Bài 45: Axit axetic

Bài 1: Cho các chất sau: ZnO, Na2SO4, KOH, Na2CO3, Cu, Fe. Số chất có thể tác dụng với dung dịch axit axetic là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Lời giải

Các chất có thể tác dụng với axit axetic là: ZnO, KOH, Na2CO3, Fe.

2CH3COOH + ZnO → (CH3COO)2Zn + 2H2O

CH3COOH + KOH → CH3COOK + H2O

2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + CO2 + H2O

2CH3COOH + Fe → (CH3COO)2Fe + H2

Đáp án: D

Bài 2: Tổng hệ số trong phương trình phản ứng cháy của axit axetic là

A. 5

B. 6

C. 7

D. 8

Lời giải

Phản ứng cháy của axit axetic là:

CH3COOH + 2O2Bài tập axit axetic 2CO2 + 2H2O

=> tổng hệ số là: 1 + 2 + 2 + 2 = 7

Đáp án: C

Bài 3: Giấm ăn là dung dịch của axit axetic trong nước, trong đó nồng độ axit axetic từ 2-5%. Lượng axit axetic tối thiểu có trong 1 lít giấm ăn (Dgiấmăn = 1,01 g/ml) là

A. 2,20 gam

B. 20,2 gam

C. 12,2 gam

D. 19,2 gam

Lời giải

Ta có: Vgiấmăn = 1 lít = 1000 ml

=> khối lượng giấm ăn là: mgiấmăn = Vgiấmăn . Dgiấmăn = 1000.1,01 = 1010 gam

Mà trong dung dịch giấm ăn nồng độ axit axetic từ 2-5%

=> khối lượng axit axetic là: 1010.2% ≤ mgiấmăn ≤ 1010.5%

=> 20,2 ≤ mgiấmăn ≤ 50,5 gam

Xét 4 đáp án chỉ có 20,2 gam thỏa mãn

Đáp án: B

Bài 4: Cho 60 gam CH3COOH tác dụng với 100 gam CH3CH2OH thu được 55 gam CH3COOC2H5. Hiệu suất của phản ứng là  

A. 50,5%

B. 25%

C. 62,5%

D. 80%

Lời giải

Bài tập axit axetic

PTHH: CH3COOH + C2H5OH Bài tập axit axeticCH3-COOC2H5 + H2O

Theo PTHH, vì lượng C2H5OH dư nên lượng CH3COOC2H5 theo lí thuyết phải tính theo lượng CH3COOH.

Theo lí thuyết số mol CH3COOH phản ứng là 1 mol

=> khối lượng CH3COOC2H5 thu được theo lí thuyết = 1.88 = 88 gam

Thực tế chỉ thu được 55 gam

=> hiệu suất phản ứng Bài tập axit axetic

Đáp án: C

Bài 5: Cho dung dịch axit axetic nồng độ a% tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH nồng độ 10%, thu được dung dịch có nồng độ 10,25%. Giá trị của a là

A. 20

B. 15

C. 30

D. 25

Lời giải

CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

Gọi khối lượng dung dịch CH3COOH và NaOH lần lượt là m1 và m2 gam

Ta có: Bài tập axit axetic

Theo phản ứng: nCH3COOH = nNaOH = nCH3COONa

Bài tập axit axetic

Dung dịch muối thu được là CH3COONa

Bài tập axit axetic

Vì phản ứng không sinh ra kết tủa hay khí bay đi => khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là:

mddtrướcpứ = mddsaupứ = m1 + m2

Bài tập axit axetic

=> 20,5.m2 = 10,25.(m1 + m2) => m1 = m2

Thay vào (1) => a = 15

Đáp án: B

Bài 6: Cho 180 gam axit axetic tác dụng với 138 gam rượu etylic (có xúc tác axit). Sau khi phản ứng hoàn toàn đã có 44% lượng axit chuyển thành este. Khối lượng este thu được là

A. 264 gam

B. 132 gam

C. 116,16 gam

D. 108,24 gam

Lời giải

Bài tập axit axetic

⇒nCH3COOH phản ứng = 3.44% = 1,32 mol

PTHH:     CH3COOH + C2H5OH Bài tập axit axetic CH3COOC2H5 + H2O

Ban đầu:       3 mol            3 mol                             0

Phản ứng:   1,32 mol  →   1,32 mol          →         1,32 mol

=> Khối lượng este thu được là: 1,32.88 = 116,16 (gam)

Đáp án: C

Bài 7: Axit axetic có thể làm quỳ tím chuyển sang màu hồng, tác dụng với bazơ, oxit bazơ, kim loại trước H và với muối, bởi vì trong phân tử có chứa

A. nguyên tử O

B. 3 nguyên tử C, H, O.     

C. nhóm –CH3

D. có nhóm –COOH.

Lời giải

Axit axetic có thể làm quỳ tím chuyển sang màu hồng, tác dụng với bazơ, oxit bazơ, kim loại trước H và với muối, bởi vì trong phân tử có chứa nhóm –COOH.

Đáp án: D

Bài 8: Đun nóng axit axetic với rượu etylic có axit sunfuric làm xúc tác thì người ta thu được một chất lỏng không màu, mùi thơm, không tan trong nước và nổi trên mặt nước. Sản phẩm đó là

A. metyl clorua

B. natri axetat

C. etyl axetat

D. etilen

Lời giải

PTHH: CH3COOH + C2H5-OH Bài tập axit axeticCH3COOC2H5 + H2O

=> sản phẩm thu được là: etyl axetat

Đáp án: C

Bài 9: Chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu đỏ?

A. CH3COOH

B. CH3CH2OH

C. CH2=CH2

D. CH3OH

Lời giải

Chất làm quỳ tím đổi màu là CH3COOH.

B, C và D không phải là axit => không làm quỳ chuyển đỏ

Đáp án: A

Bài 10: Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ phần trăm từ

A. 3-6%

B. 1-8%

C. 2-5%

D. 2-10%

Lời giải

Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ phần trăm từ 2-5%

Đáp án: C

Bài 11: Cho 150 ml dung dịch axit axetic tác dụng hết với 100 ml dung dịch NaOH 0,5M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 3,26 gam chất rắn khan. Nồng độ mol của dung dịch axit axetic ban đầu là

A. 0,03M

B. 0,02M

C. 0,3M

D. 0,2M

Lời giải

nNaOH = 0,1.0,5 = 0,05 mol

Vì đề bài không nói rõ là cho tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ hay dư nên sản phẩm sau khi cô cạn dung dịch sẽ chứa muối CH3COONa và có thể có thêm NaOH rắn, khan.

Phương trình hóa học:

CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

    a mol   →    a mol   →     a mol

Gọi số mol NaOH dư là b

=> nNaOHbanđầu = nNaOHphảnứng + nNaOH => a + b = 0,05 (1)

Chất rắn khan thu được gồm CH3COONa (a mol) và NaOH dư (b mol)

=> mrắnkhan = 82a + 40b = 3,26 (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:

Bài tập axit axetic

Đáp án: D

Bài 12: Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ

 A. trên 10 %.

 B. dưới 2 %.

 C. từ 2% - 5%.

 D. từ 5% - 10%.

Đáp án: C

Bài 13: Phản ứng giữa axit axetic với dung dịch bazơ thuộc loại

 A. phản ứng oxi hóa - khử.

 B. phản ứng hóa hợp.

 C. phản ứng phân hủy.

 D. phản ứng trung hòa.

Đáp án: D

Bài 14: Dãy chất tác dụng với axit axetic là

 A. ZnO; Cu(OH)2; Cu; CuSO4 ; C2H5OH.

 B. CuO; Ba(OH)2; Zn ; Na2CO3 ; C2H5OH.

 C. Ag; Cu(OH)2; ZnO ; H2SO4; C2H5OH.

 D. H2SO4; Cu(OH)2; C2H5OH; C6H6; CaCO3.

Đáp án: B

Bài 15: Trong công nghiệp một lượng lớn axit axetic được điều chế bằng cách

 A. nhiệt phân metan sau đó làm lạnh nhanh.

 B. lên men dung dịch rượu etylic.

 C. oxi hóa etan có xúc tác và nhiệt độ thích hợp.

 D. oxi hóa butan có xúc tác và nhiệt độ thích hợp.

Đáp án: D

Bài 16: Để phân biệt dung dịch axit axetic và rượu etylic ta dùng kim loại nào sau đây?

 A. Na.

 B. Zn.

 C. K.

 D. Cu.

Đáp án: B

Sử dụng kim loại Zn:

+ Mẩu kẽm phản ứng, có khí thoát ra → CH3COOH

PTHH:

  Zn + 2CH3COOH → (CH3COO)2Zn + H2

+ Không có hiện tượng gì xuất hiện → C2H5OH.

Bài 17: Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam Mg vào dung dịch CH3COOH. Thể tích khí H2 thoát ra (ở đktc) là

 A. 0,56 lít.

 B. 1,12 lít.

 C. 2,24 lít.

 D. 3,36 lít.

Đáp án: C

Ta có: nMg = 2,4 : 24 = 0,1 mol

  Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 45 (có đáp án): Axit axetic

→ Vkhí = 0,1.22,4 = 2,24 lít.

Bài 18: Trung hòa 400 ml dung dịch axit axetic 0,5M bằng dung dịch KOH 0,5M. Thể tích dung dịch KOH cần dùng là

 A. 100 ml.

 B. 200 ml.

 C. 300 ml.

 D. 400 ml.

Đáp án: D

Ta có: naxit = 0,4.0,5 = 0,2 mol

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 45 (có đáp án): Axit axetic

Bài 19: Hòa tan 10 gam CaCO3 vào dung dịch CH3COOH dư. Thể tích CO2 thoát ra ( đktc) là

 A. 2,24 lít.

 B. 3,36 lít.

 C. 4,48 lít.

 D. 5,60 lít.

Đáp án: A

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 45 (có đáp án): Axit axetic

Bài 20: Hòa tan hoàn toàn 12 gam CuO vào dung dịch CH3COOH 10% . Khối lượng dung dịch CH3COOH cần dùng là

 A. 360 gam.

 B. 180 gam.

 C. 340 gam.

 D. 120 gam.

Đáp án: B

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 45 (có đáp án): Axit axetic

Khối lượng axit axetic có trong dung dịch là: maxit = 0,3.60 = 18 gam.

Khối lượng dung dịch axit axetic là:

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 45 (có đáp án): Axit axetic

Bài 21: Cho 0,2 mol axit axetic tác dụng với lượng dư rượu etylic đun nóng và có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác (giả sử hiệu suất 100%) khối lượng etyl axetat là

 A. 8,8 gam

 B. 88 gam

 C. 17,6 gam

 D. 176 gam

Đáp án: C

  Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 45 (có đáp án): Axit axetic

Khối lượng etyl axetat là: m = 0,2.88 = 17,6 gam.

Trắc nghiệm Bài 46: Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic

Bài 1: Hợp chất hữu cơ A có công thức phân tử là C2H6O biết A phản ứng với Na giải phóng H2. Công thức cấu tạo của A là

 A. CH3 – CH2 – OH.

 B. CH3 – O – CH3.

 C. CH3 – CH3 = O.

 D. CH3 – OH – CH2.

Đáp án: A

Bài 2: Các chất đều phản ứng được với Na và K là

 A. etilen, benzen.

 B. rượu etylic, axit axetic.

 C. benzen, axit axetic.

 D. rượu etylic, benzen.

Đáp án: B

Bài 3: Rượu etylic và axit axetic có công thức phân tử lần lượt là

 A. C2H4O, C2H6O2.

 B. C3H6O, C2H4O2.

 C. C3H6O, C3H4O2.

 D. C2H6O, C2H4O2.

Đáp án: D

Bài 4: Để phân biệt rượu etylic và axit axetic có thể dùng chất nào sau đây?

 A. kim loại Na.

 B. dung dịch NaOH.

 C. dung dịch NaCl.

 D. dung dịch Na2CO3.

Đáp án: D

Sử dụng dung dịch Na2CO3

+ Nếu có khí thoát ra → axit axetic

  Na2CO3 + 2CH3COOH → 2CH3COONa + CO2 ↑ + H2O

+ Nếu không có hiện tượng → rượu etylic

Bài 5: Có 3 chất hữu cơ có công thức phân tử C6H6, C2H4O2, C2H6O được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y và Z. Biết:

– Chất X và Y tác dụng với K.

– Chất Z không tan trong nước.

– Chất X phản ứng được với Na2CO3.

Vậy X, Y, Z lần lượt có công thức phân tử là

 A. C2H6O, C6H6, C2H4O2.

 B. C2H4O2, C2H6O, C6H6.

 C. C2H6O, C2H4O2, C6H6.

 D. C2H4O2, C6H6, C2H6O.

Đáp án: B

X tác dụng với K và Na2CO3 nên X là axit axetic (C2H4O2).

Z không tan trong nước nên Z là benzen (C6H6)

Y tác dụng với K nên Y là rượu etylic (C2H6O).

Bài 6: Cho chuỗi phản ứng sau:

A → C2H5OH → B → CH3COONa → C → C2H2

Chất A, B, C lần lượt là

 A. C6H12O6, CH3COOH, CH4.

 B. C6H6, CH3COOH, C2H4.

 C. C6H12O6, C2H5ONa, CH4.

 D. C2H4, CH3COOH, C2H5ONa.

Đáp án: A

  Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 46 (có đáp án): Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic

Bài 7: Cho 5 gam hỗn hợp gồm rượu etylic và axit axetic tham gia phản ứng vừa đủ với 4,83 gam K2CO3. Thành phần % khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp ban đầu là

 A. CH3COOH (58%), C2H5OH (42%).

 B. CH3COOH (84%), C2H5OH (16%).

 C. CH3COOH (42%), C2H5OH (58%).

 D. CH3COOH (16%), C2H5OH (84%).

Đáp án: B

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 46 (có đáp án): Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic

Khi cho hỗn hợp rượu etylic và axit axetic phản ứng với K2CO3 chỉ có axit axetic phản ứng.

PTHH:

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 46 (có đáp án): Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic

Bài 8: Cho 60 gam axit axetic tác dụng với rượu etylic dư tạo ra 55 gam etyl axetat. Hiệu suất của phản ứng là

 A. 72,5%.

 B. 62,5 %.

 C. 56,2%.

 D. 65,2 %.

Đáp án: B

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 46 (có đáp án): Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic

Bài 9: Đốt cháy hoàn toàn 9 gam hợp chất hữu cơ X thu được 19,8 gam khí CO2 và 10,8 gam H2O. Các nguyên tố chứa trong X là

 A. C và H.

 B. C và O.

 C. C, H và O.

 D. không xác định được.

Đáp án: C

Đốt cháy X thu được CO2 và H2O nên trong X có C, H và có thể có O.

Ta có:

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 46 (có đáp án): Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic

→ mO (X) = mX – mC(X) – mH(X) = 9 – 0,45.12 – 1,2.1 = 2,4 gam.

Vậy trong X có C, H và O.

Bài 10: Đốt cháy hoàn toàn 6 gam chất hữu cơ Y chứa các nguyên tố: C, H, O thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Công thức phân tử của Y là

 A. C2H6O.

 B. C3H8O.

 C. C2H4O2.

 D. C4H10O.

Đáp án: C

Gọi công thức phân tử của Y có dạng: CxHyOz

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 46 (có đáp án): Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic

Ta có x : y : z = nC : nH : nO = 0,2 : 0,4 : 0,2 = 1 : 2 : 1

Vậy công thức đơn giản nhất của Y là: (CH2O)n

Có MY = 60 (g/mol) → 30.n = 60 → n = 2.

Vậy công thức phân tử của Y là: C2H4O2.

Bài 11: Có 3 lọ mất nhãn chứa 3 chất lỏng: rượu etylic, axit axetic, etyl axetat bằng cách nào sau đây để có thể nhận biết 3 dung dịch trên?

A. Na2CO3 khan

B. Na, nước

C. dung dịch Na2CO3

D. Cu, nước

Lời giải

- Dùng dung dịch Na2CO3 để nhận biết.

- Cho dung dịch Na2CO3 vào 3 dung dịch, lọ đựng dung dịch axit axetic sủi bọt khí, lọ tạo dung dịch phân lớp là etyl axetat, lọ không hiện tượng là rượu etylic.

Đáp án: C

Bài 12: Có 3 chất hữu cơ có công thức phân tử là C2H4, C2H4O2, C2H6O được kí hiệu ngẫu nhiên là A, B, C biết: 

- Chất A và C tác dụng được với natri. 

- Chất B ít tan trong nước 

- Chất C tác dụng được với Na2CO3 

Công thức phân tử của A, B, C lần lượt là

A. C2H4, C2H4O2, C2H6O.    

B. C2H4, C2H6O, C2H4O2.

C. C2H6O, C2H4O2, C2H4

D. C2H6O, C2H4, C2H4O2.

Lời giải

Chất C vừa tác dụng với Na, vừa tác dụng với Na2CO3 => trong phân tử có nhóm –COOH

=> C là C2H4O2

- Chất A tác dụng được với Na => trong phân tử có nhóm –OH => A là C2H5OH hay C2H6O

- Chất B không tan trong nước, không phản ứng với Na và Na2CO3 => B là etilen: CH2=CH2

Đáp án: D

Bài 13: Cho 22,4 lít khí etilen (đktc) tác dụng với nước có axit sunfuric làm xúc tác, thu được 13,8 gam rượu etylic. Hiệu suất phản ứng cộng nước của etilen là

A. 30%

B. 40%

C. 50%

D. 60%

Lời giải

Bài tập mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic

PTHH: C2H4 + H2Bài tập mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axeticC2H5OH

              1 mol                 →             1 mol

=> khối lượng rượu etylic thu được theo lí thuyết là: 1.46 = 46 gam

Ta có khối lượng rượu etylic thu được thực tế là 13,8 gam

=> hiệu suất của phản ứng cộng nước của etilen là:

Bài tập mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic

Đáp án: A

Bài 14: Tính khối lượng dung dịch axit axetic thu được khi lên men 5 lít rượu 40o. Biết khối lượng riêng của rượu etylic là 0,8 g/ml và hiệu suất của quá trình lên men là 92%.

A. 2087 gam

B. 1920 gam

C. 1472 gam

D. 1600 gam

Lời giải

Ta có: trong 5 lít rượu 40o có lít rượu nguyên chất. Vậy khối lượng rượu etylic có trong 5 lít rượu 40o là:

m = D.V = 0,8.2.1000 = 1600 gam

Vì hiệu suất của phản ứng đạt 92% nên khối lượng của rượu etylic đem lên men là: 1600.0,92 = 1472 gam

Số mol rượu etylic đem lên men là: Bài tập mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic

PTHH: C2H5OH + OBài tập mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic CH3COOH + H2O

              32 mol                  →           32 mol

=> khối lượng axit axetic thu được là: 32.60 = 1920 gam

Đáp án: B

Bài 15: Rượu etylic và axit axetic đều tác dụng được với

A. Na2CO3

B. NaOH

C. NaCl

D. Na

Lời giải

Rượu etylic và axit axetic đều tác dụng được với kim loại Na

2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2

2CH3COOH + 2Na → 2CH3COONa + H2

Đáp án: D

Bài 16: Phương pháp lên men dung dịch rượu etylic loãng dùng để điều chế

A. etilen

B. axit axetic

C. natri axetat

D. etyl axetat

Lời giải

Phương pháp lên men dung dịch rượu etylic loãng dùng để điều chế axit axetic.    

Đáp án: B

Bài 17: Để nhận biết 2 lọ đựng dung dịch C2H5OH và CH3COOH ta dùng

A. kim loại Na

B. dung dịch NaOH

C. quỳ tím

D. cả A và C đều đúng

Lời giải

Để nhận biết 2 lọ đựng dung dịch C2H5OH và CH3COOH ta dùng quỳ tím

C2H5OH không làm đổi màu quỳ còn CH3COOH làm quỳ chuyển đỏ.

Loại A vì cả 2 dung dịch đều phản ứng tạo bọt khí.

Loại B vì cho dung dịch NaOH vào cả 2 dung dịch không có hiện tượng

Đáp án: C

Bài 18: Cho chuỗi phản ứng sau: glucozơ → X → axit axetic. Chất X là

A. rượu etylic

B. khí cacbonic

C. etilen

D. đáp án khác

Lời giải

Glucozơ Bài tập mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axeticC2H5OH Bài tập mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axeticCH3COOH

Phương trình hóa học:

C6H12O6Bài tập mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic 2C2H5OH + 2CO2

C2H5OH + O2Bài tập mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic CH3COOH + H2O

=> chất X là C2H5OH

Đáp án: A

Bài 19: Cho sơ đồ phản ứng sau: C2H4 → X → CH3COOH → CH3COOC2H5. Chất X là

A. CH4

B. C6H6

C. C2H2

D. C2H5OH

Lời giải

C2H4 → C2H5OH → CH3COOH → CH3COOC2H5

Phương trình hóa học:

C2H4 + H2Bài tập mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic C2H5OH

C2H5OH + OBài tập mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic CH3COOH + H2O

CH3COOH + C2H5OH Bài tập mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axeticCH3COOC2H+ H2O

Đáp án: D

Trắc nghiệm Bài 47: Chất béo

Bài 1: Xà phòng được điều chế bằng cách nào?

A. Phân hủy chất béo.

B. Thủy phân chất béo trong môi trường axit.

C. Hòa tan chất béo trong dung môi hữu cơ.

D. Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm.

Lời giải

Xà phòng được điều chế bằng cách: Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm.

Đáp án: D

Bài 2: Để thủy phân hoàn toàn 8,58 kg một loại chất béo cần dùng vừa đủ 1,2 kg NaOH, thu được 0,92 kg glixerol và m kg hỗn hợp muối của axit béo. Giá trị của m là

A. 6,88 kg

B. 8,86 kg

C. 6,86 kg

D. 8,68 kg

Lời giải

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

mchấtbéo + mNaOH = mRCOONa + mglixerol

=> mRCOONa = mchấtbéo + mNaOH - mglixerol = 8,58 + 1,2 – 0,92 = 8,86 kg

Đáp án: B

Bài 3: Thủy phân hoàn toàn 17,16 kg một loại chất béo cần dùng vừa đủ 2,4 kg NaOH, sau phản ứng thu được 0,736 kg glixerol. Khối lượng muối thu được là

A. 18,824 kg

B. 12,884 kg

C. 14,348 kg

D. 14,688 kg

Lời giải

a) PTTQ: chất béo + NaOH → muối + glixerol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho phản ứng, ta có:

mchấtbéo + mNaOH = mmuối + mglixerol

=> mmuối = mchất béo + mNaOH - mglixerol = 17,16 + 2,4 – 0,736 = 18,824 kg

Đáp án: A

Bài 4: Chất béo là

A. một este

B. este của glixerol

C. este của glixerol và axit béo

D. hỗn hợp nhiều este của glixerol và axit béo

Lời giải

- Chất béo là hỗn hợp nhiều este của glixerol với các axit béo và có công thức chung là (RCOO)3C3H5

Đáp án: D

Bài 5: Có thể làm sạch dầu ăn dính vào quần áo bằng cách

A. giặt bằng nước         

B. tẩy bằng xăng

C. tẩy bằng giấm

D. giặt bằng nước có pha thêm ít muối

Lời giải

Có thể làm sạch dầu ăn dính vào quần áo bằng cách tẩy bằng xăng vì xăng có thể hòa tan được dầu ăn

Đáp án: B

Bài 6: Thủy phân chất béo trong môi trường axit ta thu được:

A. Thủy phân chất béo trong môi trường axit ta thu được:este và nước                  

B. glixerol và hỗn hợp muối của axit béo với natri

C. glixerol và các axit béo

D. hỗn hợp nhiều axit béo

Lời giải

- Khi đun nóng chất béo với nước có axit xúc tác, chất béo tác dụng với nước tạo ra các axit béo và glixerol.

(RCOO)3C3H5 + 3H2Bài tập chất béoC3H5(OH)3 + 3RCOOH

Đáp án: C

Bài 7: Chất nào sau đây không phải là chất béo?

A. Dầu dừa

B. Dầu vừng (dầu mè)

C. Dầu lạc (đậu phộng)

D. Dầu mỏ

Lời giải

Chất không phải chất béo là dầu mỏ vì dầu mỏ là ankan (Xem lại bài Dầu mỏ và khí thiên nhiên)

Đáp án: D

Bài 8: Khi để lâu trong không khí, chất béo sẽ

 A. từ thể lỏng chuyển sang thể rắn.

 B. thăng hoa.

 C. bay hơi.

 D. có mùi ôi.

Đáp án: D.

Bài 9: Để làm sạch vết dầu ăn dính vào quần áo cần

 A. Giặt quần áo bằng nước lạnh.

 B. Giặt kỹ quần áo bằng xà phòng.

 C. Dùng axit mạnh để tẩy.

 D. Giặt quần áo bằng nước muối.

Đáp án: B

Bài 10: Thủy phân hoàn toàn 17,16 kg một loại chất béo cần vừa đủ 2,4 kg NaOH, sản phẩm thu được gồm 1,84 kg glixerol và hỗn hợp muối của các axit béo. Khối lượng hỗn hợp các muối là

 A. 17,72 kg.

 B. 19,44 kg.

 C. 11,92 kg.

 D. 12,77 kg.

Đáp án: A

PTHH tổng quát:

  Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 47 (có đáp án): Chất béo

Bảo toàn khối lượng có:

mchất béo + mNaOH = mglixerol + mmuối → mmuối = 17,16 + 2,4 – 1,84 = 17,72 kg.

Bài 11: Phát biểu nào dưới đây không đúng?

 A. Chất béo không tan trong nước.

 B. Các axit béo là axit hữu cơ, có công thức chung là RCOOH.

 C. Dầu ăn và dầu mỏ có cùng thành phần nguyên tố.

 D. Chất béo tan được trong xăng, benzen…

Đáp án: D

Dầu ăn là chất béo thành phần nguyên tố trong dầu ăn gồm C, H, O.

Dầu mỏ là hỗn hợp tự nhiên của nhiều loại hiđro cacbon nên thành phần nguyên tố trong dầu mỏ là C và H.

Bài 12: Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thu được

 A. glixerol và muối của một axit béo.

 B. glixerol và axit béo.

 C. glixerol và axit hữu cơ.

 D. glixerol và muối của các axit béo

Đáp án: D

Bài 13: Chất nào sau đây không phải là axit béo?

 A. C17H35COOH.

 B. C17H33COOH.

 C. C15H31COOH.

 D. C2H5COOH.

Đáp án: D

Bài 14: Chất nào sau đây không phải là chất béo ?

 A. (C17H35COO)3C3H5.

 B. (C15H31COO)3C3H5.

 C. (C17H33COO)3C3H5.

 D. (CH3COO)3C3H5.

Đáp án: D

Bài 15: Một chất béo có công thức (C17H35COO)3C3H5 có phân tử khối là

 A. 890 đvC.

 B. 422 đvC.

 C. 372 đvC.

 D. 980 đvC.

Đáp án: A

M = (12.17 + 35 + 44).3 + 12.3 + 5 = 890 đvC.

Bài 16: Hợp chất không tan trong nước là

 A. axit axetic.

 B. rượu etylic.

 C. đường glucozơ.

 D. dầu vừng.

Đáp án: D

Dầu vừng là chất béo, không tan trong nước.

Bài 17: Đun 26,7 kg chất béo (C17H35COO)3C3H5 với dung dịch NaOH dư (hiệu suất 100%), khối lượng glixerol thu được là

 A. 1,2 kg.

 B. 2,76 kg.

 C. 3,6 kg.

 D. 4,8 kg.

Đáp án: B

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 47 (có đáp án): Chất béo

Trắc nghiệm Bài 48: Luyện tập: Rượu etylic, axit axetic và chất béo

Bài 1: Este là sản phẩm của phản ứng giữa

 A. axit và rượu.

 B. rượu và gluxit.

 C. axit và muối.

 D. rượu và muối.

Đáp án: A

Bài 2: Hòa tan 30 ml rượu etylic nguyên chất vào 120 ml nước cất thu được

 A. rượu etylic có độ rượu là 20°.

 B. rượu etylic có độ rượu là 25°.

 C. rượu etylic có độ rượu là 30°.

 D. rượu etylic có độ rượu là 35°.

Đáp án: A

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 48 (có đáp án): Luyện tập: Rượu etylic, axit axetic và chất béo

Bài 3: Cho các chất sau : Mg, Cu, CuO, NaCl, C2H5OH, Ba(OH)2. Số chất tác dụng được với dung dịch axit axetic là

 A. 3.

 B. 4.

 C. 5.

 D. 6.

Đáp án: B

Các chất tác dụng được với axit axetic là: Mg; CuO; C2H5OH; Ba(OH)2.

Bài 4: Có ba lọ không nhãn đựng : rượu etylic, axit axetic, dầu vừng. Có thể phân biệt bằng cách nào sau đây ?

 A. Dùng quỳ tím và nước.

 B. Khí cacbon đioxit và nước.

 C. Kim loại kali và nước.

 D. Phenolphtalein và nước.

Đáp án: A

- Sử dụng quỳ tím:

 + Quỳ tím chuyển sang màu đỏ → axit axetic.

 + Quỳ tím không đổi màu: rượu etylic, dầu vừng (nhóm I).

- Cho từng chất ở nhóm I vào nước:

 + Thu được dung dịch đồng nhất → rượu etylic.

 + Dung dịch tách thành hai lớp → dầu vừng.

Bài 5: Một chất hữu cơ A có khối lượng phân tử là 46 đvC. Công thức phân tử của A là

 A. C3H6O.

 B. C2H6O.

 C. C2H4O2.

 D. CH2O.

Đáp án: B

Bài 6: Giấm ăn là

 A. dung dịch rượu etylic có nồng độ trên 10 %.

 B. dung dịch rượu etylic có nồng độ dưới 2 %.

 C. dung dịch axit axetic có nồng độ từ 2% - 5%.

 D. dung dịch axit axetic có nồng độ từ 5% - 10%.

Đáp án: C

Bài 7: Hòa tan 15 gam CaCO3 vào dung dịch CH3COOH dư. Thể tích CO2 thoát ra ( đktc) là

 A. 2,24 lít.

 B. 3,36 lít.

 C. 4,48 lít.

 D. 5,60 lít.

Đáp án: B

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 48 (có đáp án): Luyện tập: Rượu etylic, axit axetic và chất béo

Bài 8: Đun nóng chất béo với nước thu được

 A. glixerol và muối của một axit béo.

 B. glixerol và các axit béo.

 C. glixerol và axit hữu cơ.

 D. glixerol và muối của các axit béo

Đáp án: B

Bài 9: Cho 13,6 gam hỗn hợp X gồm axit axetic và rượu etylic được trộn theo tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 2. Đun nóng X với H2SO4 đặc một thời gian thu được m gam este CH3COOCH2CH3 với hiệu suất phản ứng là 80%. Giá trị của m là

 A. 7,04g.

 B. 8,80g.

 C. 10,56g.

 D. 11,00g.

Đáp án: A

Gọi số mol của CH3COOH là 3a mol → số mol của CH3CH2OH là 2a mol

mX = 13,6 gam → 60.3a + 46.2a = 13,6 → a = 0,05 mol

PTHH:

  Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 48 (có đáp án): Luyện tập: Rượu etylic, axit axetic và chất béo

Giả sử hiệu suất là 100% thì rượu etylic hết, nên số mol sản phẩm phản ứng tính theo số mol rượu etylic.

Số mol este là: neste thực tế = neste lý thuyết. H = 0,1.80% = 0,08 mol

→ m = n.M = 0,08.88 = 7,04 gam.

Bài 10: Lên men 1 lít ancol etylic 23 độ thu được giấm ăn. Biết hiệu suất lên men là 100% và khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8 gam/ml. Khối lượng axit axetic trong giấm là bao nhiêu?

 A. 240 gam.

 B. 230 gam.

 C. 480 gam.

 D. 460 gam.

Đáp án: A

Vrượu = Độ rượu.Vdd = 0,23.1000 = 230 ml

→ mrượu = Vrượu.D = 230.0,8 = 184 gam

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 48 (có đáp án): Luyện tập: Rượu etylic, axit axetic và chất béo

Trắc nghiệm Bài 50: Glucozơ

Câu 1: Người mắc bệnh tiểu đường trong nước tiểu thường có lẫn glucozơ. Để kiểm tra xem trong nước tiểu có glucozơ hay không có thể dùng loại thuốc thử nào trong các chất sau:

A. rượu etylic           

B. quỳ tím

C. dung dịch bạc nitrat trong amoniac

D. kim loại sắt

Lời giải

Người mắc bệnh tiểu đường trong nước tiểu thường có lẫn glucozơ. Để kiểm tra xem trong nước tiểu có glucozơ hay không có thể dùng thuốc thử: dung dịch bạc nitrat trong amoniac.

Đáp án: C

Câu 2: Chất nào sau đây có phản ứng lên men rượu?

A. Benzen

B. Glucozơ

C. Axit axetic

D. Ancol etylic

Lời giải

Chất có phản ứng lên men rượu là: glucozơ

Đáp án: B

Câu 3: Glucozơ có những ứng dụng nào trong thực tế?

A. Là chất dinh dưỡng quan trọng  của người và động vật.

B. Dùng để sản xuất dược liệu (pha huyết thanh, sản xuất vitamin).

C. Tráng gương, tráng ruột phích.

D. Tất cả ý trên đều đúng.

Lời giải

Glucozơ có những ứng dụng là:

- Là chất dinh dưỡng quan trọng  của người và động vật.

- Dùng để sản xuất dược liệu (pha huyết thanh, sản xuất vitamin).

- Tráng gương, tráng ruột phích.

Đáp án: D

Câu 4: Có 3 lọ chứa các dung dịch sau : rượu etylic, glucozơ và axit axetic. Có thể phân biệt bằng:

A. Giấy quỳ tím và AgNO3/NH3

B. Giấy quỳ tím và Na 

C. Na và AgNO3/NH3.

D. Na và dung dịch HCl         

Lời giải

- Dùng quỳ tím, khi đó chỉ có axit axetic làm quỳ hóa đỏ

- Dùng AgNO3/NH3: dung dịch cho kết tủa trắng (tạo Ag) thì đó là glucozơ, không có hiện tượng gì là rượu etylic

C6H12O6 + Ag2Bài tập glucozơ C6H12O+ 2Ag↓

Đáp án: A

Câu 5: Chất hữu cơ X có tính chất sau: 

- Ở điều kiện thường thể rắn, màu trắng. 

- Tan nhiều trong nước. 

- Khi đốt cháy thu được CO2 và H2O. 

Vậy X là:

A. Etilen

B. Glucozơ

C. Chất béo

D. Axit axetic

Lời giải

Vì X ở điều kiện thường thể rắn màu trắng => loại A vì etilen ở thể khí, loại D vì axit axetic ở thể lỏng

X tan nhiều trong nước => loại C vì chất béo không tan trong nước

Đáp án: B

Câu 6: Tính lượng kết tủa Ag hình thành khi tiến hành tráng gương hoàn toàn dung dịch chứa 18 gam glucozơ?

A. 10,8 gam

B. 16,2 gam

C. 21,6 gam

D. 27,0 gam

Lời giải

Bài tập glucozơ

C6H12O6 + Ag2Bài tập glucozơ C6H12O+ 2Ag↓

0,1 mol                       →                0,2 mol

Theo PTHH, ta có nAg = 2.nglucozơ = 2.0,1 = 0,2 mol

mAg = 0,2.108 = 21,6 gam

Đáp án: C

Câu 7: Bệnh nhân phải tiếp đường (tiêm hoặc truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch), đó là loại đường nào trong số các loại đường sau:

A. saccarozơ

B. glucozơ

C. đường hoá học

D. đường Fructozơ

Lời giải

Bệnh nhân phải tiếp đường (tiêm hoặc truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch), đó là đường glucozơ

Đáp án: B

Câu 8: Ứng dụng nào không phải là ứng dụng của glucozơ?

A. Làm thực phẩm dinh dưỡng và thuốc tăng lực

B. Tráng gương, tráng phích

C. Nguyên liệu sản xuất rượu etylic

D. Nguyên liệu sản xuất PVC

Lời giải

Ứng dụng không phải của glucozơ là: Nguyên liệu sản xuất PVC

Đáp án: D

Câu 9: Trong công nghiệp chế tạo ruột phích, người ta thường sử dụng phản ứng hoá học nào sau đây?

A. Cho etilen tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.

B. Cho rượu etylic tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.

C. Cho axit axetic tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.

D. Cho glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3

Lời giải

Trong công nghiệp chế tạo ruột phích, người ta thường sử dụng phản ứng hoá học: Cho glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3

   C6H12O6 + Ag2Bài tập glucozơC6H12O7(axit gluconic) + 2Ag↓

Đáp án: D

Câu 10: Phản ứng tráng gương là phản ứng nào sau đây :

A. 2CH3COOH + Ba(OH)2 → (CH3COO)2Ba + H2

B. 2C2H5OH + 2K → 2C2H5OK + H2

C. C6H12O6Bài tập glucozơ2C2H5OH + 2CO2 

D. C6H12O6 + Ag2Bài tập glucozơC6H12O7+ 2Ag↓

Lời giải

Phản ứng tráng gương: C6H12O6 + Ag2Bài tập glucozơ C6H12O+ 2Ag↓

Đáp án: D

Câu 11: Đun nóng 50 gam dung dịch glucozơ với lượng dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 4,32 gam bạc. Nồng độ % của dung dịch glucozơ là

A. 13,4%

B. 7,2%

C. 12,4%

D. 14,4%

Lời giải

C6H12O6 + Ag2Bài tập glucozơ C6H12O+ 2Ag↓

nAg = Bài tập glucozơ

Theo PTHH ta có: nglucozơ = Bài tập glucozơ.nAg = Bài tập glucozơ.0,04 = 0,02 mol

=> mglucozơ = 0,02.180 = 3,6 gam

=> C%glucozơ Bài tập glucozơ

Đáp án: B

Câu 12: Cho 5 kg glucozơ chứa 20% tạp chất lên men thành rượu etylic. Khối lượng rượu etylic thu được (biết hiệu suất của phản ứng đạt được 90%) là

A. 920 gam

B. 2044,4 gam

C. 1840 gam

D. 925 gam

Lời giải

mglucozơnguyên chất = 5.80% = 4 kg

Vì hiệu suất phản ứng đạt 90% => mglucozơ = 4.90% = 3,6 kg

            C6H12O6Bài tập glucozơ2C2H5OH + 2CO2

PT:       180 kg                      2.46 kg

Pứ:        3,6 kg         →  Bài tập glucozơ

=> mrượuetylicthuđược = 1,84 kg = 1840 gam

Đáp án: C

Câu 13: Tráng bạc hoàn toàn m gam glucozơ thu được 86,4 gam Ag. Nếu lên men hoàn toàn m gam glucozơ rồi cho khí CO2 thu được hấp thụ vào nước vôi trong dư thì lượng kết tủa thu được là

A. 60 gam

B. 20 gam

C. 40 gam

D. 80 gam

Lời giải

C6H12O6 + Ag2O → C6H12O7 + 2Ag                          (1)

nAg = Bài tập glucozơ

Theo PTHH (1) ta có: nglucozơ = Bài tập glucozơ

 C6H12O6Bài tập glucozơ 2C2H5OH + 2CO2

  0,4                  →                         0,8     mol

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

 0,8        →                0,8                      mol

⇒ mCaCO3 = 0,8.100 = 80 gam

Đáp án : D

Câu 14: Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 90%, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 3,4 gam so với khối lượng nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là

A. 20

B. 30

C. 12

D. 15

Lời giải

Ta có: mdungdịchgiảm = mCaCO3 - mCO2

=> mCO2 = mCaCO3 – mdung dịch giảm = 10 – 3,4 = 6,6 gam

Bài tập glucozơ

C6H12O6Bài tập glucozơ 2C2H5OH + 2CO2

Theo PTHH (1) ta có: nglucozơ(LT) = Bài tập glucozơ

=> mglucozơ (LT) = 0,075.180 = 13,5 gam

Vì hiệu suất phản ứng Bài tập glucozơ

Đáp án: D

Câu 15: Chất hữu cơ X có các tính chất sau :

- Ở điều kiện thường là chất rắn kết tinh.

- Tan nhiều trong nước

Vậy X là

 A. etilen.

 B. glucozơ.

 C. chất béo.

 D. axit axetic.

Đáp án: B

Câu 16: Glucozơ có nhiều nhất trong

 A. thân cây mía.

 B. quả nho chín.

 C. gạo lứt.

 D. mô mỡ động vật.

Đáp án: B

Câu 17: Loại đường nào sau đây được dùng để pha huyết thanh, truyền tĩnh mạch người bệnh?

 A. Sacarozơ.

 B. Frutozơ.

 C. Glucozơ

 D. Mantozơ.

Đáp án: C

Câu 18: Trong công nghiệp để tráng gương soi và ruột phích nước, người ta cho dung dịch AgNO3 trong NH3 tác dụng với

 A. anđehit fomic.

 B. saccarozơ.

 C. glucozơ.

 D. axetilen.

Đáp án: C

Trong công nghiệp để tráng gương soi và ruột phích nước, người ta cho dung dịch AgNO3 trong NH3 tác dụng với glucozơ.

Câu 19: Cho 0,1 mol glucozơ phản ứng với một lượng vừa đủ AgNO3 trong NH3 đun nóng. Kết thúc phản ứng thu được khối lượng Ag là

 A. 1,08 gam.

 B. 10,08 gam.

 C. 2,16 gam.

 D. 21,6 gam.

Đáp án: C

  Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 50 (có đáp án): Glucozơ

Khối lượng Ag = 0,2 . 108 = 21,6 gam.

Câu 20: Điều kiện thích hợp xảy ra phản ứng lên men glucozơ là?

 A. xt Ni, t°.

 B. men, 40 – 50°C.

 C. xt Pt.

 D. xt enzim, 30 – 32°C.

Đáp án: D

Phản ứng lên men glucozơ xảy ra thích hợp ở 30 – 32°C với enzim làm xúc tác.

Câu 21: Chất nào sau đây được dùng làm nguyên liệu điều chế trực tiếp rượu etylic?

 A. Glucozơ

 B. Metan.

 C. Axetilen.

 D. Etan.

Đáp án: A

  Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 50 (có đáp án): Glucozơ

Câu 22: Lên men dung dịch chứa 300 gam glucozơ thu được 92 gam rượu etylic. Hiệu suất quá trình lên men tạo thành rượu etylic là

 A. 60%.

 B. 70%.

 C. 80%.

 D. 90%.

Đáp án: A

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 50 (có đáp án): Glucozơ

Theo lý thuyết: số mol C6H12O6 = 1 (mol) → khối lượng C6H12O6 = 180 (g)

Hiệu suất quá trình lên men Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 50 (có đáp án): Glucozơ

Câu 23: Cho 180g dung dịch glucozơ nồng độ 20% tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng Ag thu được là

 A. 64,8g.

 B. 32,4g.

 C. 21,6g.

 D. 43,2g.

Đáp án: D

Khối lượng glucozơ có trong dung dịch là:

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 50 (có đáp án): Glucozơ

Câu 24: Khi lên men 360 gam glucozơ với gỉa sử hiệu suất đạt 100% thì khối lượng ancol etylic thu được là

 A. 46 gam.

 B. 92 gam.

 C. 184 gam.

 D. 138 gam.

Đáp án: C.

  Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 50 (có đáp án): Glucozơ

Khối lượng C2H5OH thu được là: 4.46 = 184 (g)

Trắc nghiệm Bài 51: Saccarozơ

Câu 1: Khi đun nóng dung dịch đường saccarozơ có axit vô cơ xúc tác ta được dung dịch chứa:

A. glucozơ và mantozơ                         

B. glucozơ và glicozen

C. fructozơ và mantozơ     

D. glucozơ và fructozơ

Lời giải

- Khi đun nóng dung dịch có axit làm xúc tác, saccarozơ bị thuỷ phân tạo ra glucozơ và fructozơ                 

C12H22O11 + H2Bài tập saccarozơC6H12O6 + C6H12O6

                                                Glucozơ       Fructozơ

Đáp án: D

Câu 2: Dùng thuốc thử nào dưới đây để phân biệt dung dịch saccarozơ, rượu etylic và glucozơ?

A. Dung dịch Ag2O/NH3

B. Dung dịch Ag2O/NHvà dung dịch HCl

C. Dung dịch HCl

D. Dung dịch Iot

Lời giải

- Cho lần lượt các dung dịch trên tác dụng với dung dịch Ag2O/NH3

+ Dung dịch nào xuất hiện kết tủa trắng là glucozơ

C6H12O6 + Ag2Bài tập saccarozơC6H12O7+ 2Ag↓

+ Không có hiện tượng gì là saccarozơ và rượu etylic

- Đun nóng 2 dung dịch còn lại trong HCl, sau đó cho tác dụng với dung dịch Ag2O/NH3

 + Dung dịch nào xuất hiện kết tủa trắng là saccarozơ

C12H22O11 + H2Bài tập saccarozơ C6H12O6 + C6H12O6

C6H12O6 + Ag2Bài tập saccarozơ C6H12O7+ 2Ag↓

+ Dung dịch không có hiện tượng gì là rượu etylic

Đáp án: B

Câu 3: Khi đun nóng dung dịch saccarozơ với dung dịch axit, thu được dung dịch có phản ứng tráng gương, do

A. saccarozơ chuyển thành mantozơ.

B. saccarozơ bị thủy phân thành glucozơ và fructozơ.

C. phân tử saccarozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.

D. dung dịch axit đó có khả năng phản ứng.

Lời giải

Khi đun nóng dung dịch saccarozơ với dung dịch axit, thu được dung dịch có phản ứng tráng gương, do saccarozơ bị thủy phân thành glucozơ và fructozơ phương trình thủy phân:

C12H22O11 + H2Bài tập saccarozơ C6H12O6 + C6H12O6

C6H12O6 + Ag2Bài tập saccarozơ C6H12O+ 2Ag↓

Đáp án: B

Câu 4: Dùng thuốc thử nào dưới đây để phân biệt dung dịch saccarozơ, axit axetic, benzen và glucozơ?

A. Dung dịch Ag2O/NH

B. H2O, Quỳ tím, dung dịch Ag2O/NH3

C. Dung dịch HCl                             

D. Quỳ tím, dung dịch NaOH

Lời giải

- Cho 4 mẫu thử hòa tan vào nước và quan sát kĩ:

+ Dung dịch không tan trong nước là benzen

+ Các dung dịch còn lại tan trong nước

- Nhúng quỳ tím lần lượt các dung dịch trên:

+ Dung dịch nào làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ là axit axetic

+ Không làm đổi màu quỳ tím là saccarozơ và glucozơ

- Cho 2 dung dịch còn lại tác dụng với tác dụng với dung dịch Ag2O/NH3:

+ Dung dịch nào xuất hiện kết tủa trắng là glucozơ

C6H12O6 + Ag2Bài tập saccarozơ C6H12O7+ 2Ag↓

+ Không có hiện tượng gì là saccarozơ

Đáp án: B

Câu 5: Thông thường nước mía chứa 13% saccarozơ. Nếu tinh chế 1 tấn nước mía trên thì hàm lượng saccarozơ thu được là bao nhiêu? Biết hiệu suất tinh chế đạt 80%

A. 105 kg

B. 104 kg

C. 110 kg

D. 114 kg

Lời giải

Về lí thuyết thì 1 tấn nước mía chứa 1000.13% = 130 kg saccarozơ

Nhưng hiệu suất = 80% => Lượng saccarozơ thu được là: 130.80% = 104 kg

Đáp án: B

Câu 6: Để tráng bạc một số ruột phích, người ta phải thuỷ phân 34,2 gam saccarozơ rồi tiến hành phản ứng tráng gương. Tính lượng Ag tạo thành sau phản ứng, biết hiệu suất cả quá trình tráng gương là 80%?

A. 27,64 gam

B. 43,90 gam

C. 34,56 gam

D. 56,34 gam

Lời giải

msaccarozơ = Bài tập saccarozơ

C12H22O11 + H2Bài tập saccarozơC6H12O6 + C6H12O6

0,1 mol              →            0,1mol   →  0,1 mol

Vì glucozơ và fructozơ đều có phản ứng tráng gương và có công thức phân tử giống nhau, nên ta gộp thành 1 phương trình:

C6H12O6 + Ag2Bài tập saccarozơ C6H12O+ 2Ag↓

0,2 mol                      →                        0,4 mol

=> mAg = 0,4.108.80% = 34,56 gam

Đáp án: C

Câu 7: Công thức phân tử của saccarozơ là

A. C6H12O6

B. C6H12O7

C. C12H22O11

D. (-C6H10O5-)n

Lời giải

Công thức phân tử của saccarozơ là C12H22O11

Đáp án: C

Câu 8: Đường mía là loại đường nào dưới đây?

A. Đường phèn

B. Glucozơ

C. Fructozơ

D. Saccarozơ

Lời giải

Đường mía là loại đường saccarozơ

Đáp án: D

Câu 9: Saccarozơ tham gia phản ứng hóa học nào sau đây?

A. Phản ứng tráng gương.

B. Phản ứng thủy phân.

C. Phản ứng xà phòng hóa.

D. Phản ứng este hóa.

Lời giải

Saccarozơ tham gia phản ứng thủy phân.

Đáp án: B

Câu 10: Saccarozơ có những ứng dụng trong thực tế là:

A. Nguyên liệu trong công nghiệp thực phẩm, thức ăn cho người, pha chế thuốc

B. Nguyên liệu sản xuất thuốc nhuộm, sản xuất giấy, là thức ăn cho người

C. Làm thức ăn cho người, tráng gương, tráng ruột phích

D. Làm thức ăn cho người, sản xuất gỗ, giấy, thuốc nhuộm

Lời giải

Saccarozơ có những ứng dụng trong thực tế là: Nguyên liệu trong công nghiệp thực phẩm, thức ăn cho người, pha chế thuốc

Đáp án: A

Câu 11: Thuỷ phân hoàn toàn m gam saccarozơ thu được 270 gam hỗn hợp gồm glucozơ và fructozơ. Giá trị của m là

A. 270,0

B. 229,5

C. 243,0

D. 256,5

Lời giải

Gọi số mol saccarozơ đã thủy phân là x mol

C12H22O11 + H2Bài tập saccarozơ C6H12O6 + C6H12O6

    x mol                →              x mol  →   x mol

=> mglucozơ + mfructozơ  = 180x + 180x = 270 gam

=> x = 0,75 mol

=> msaccarozơ = 0,75.342 = 256,5 gam

Đáp án: D

Câu 12: Cần bao nhiêu gam saccarozơ để pha thành 500ml dung dịch saccarozơ 1M?

A. 85,5 gam

B. 171 gam

C. 342 gam

D. 684 gam

Lời giải

Ta có: nsaccarozơ = CM.V = 0,5.1 = 0,5 mol

=> msaccarozơ = 0,5.342 = 171 gam

Đáp án: B

Câu 13: Thuỷ phân hoàn toàn 62,5 gam dung dịch saccarozơ 17,1% trong môi trường axit (vừa đủ) ta thu được dung dịch A. Cho dung dịch AgNO3 trong amoniac vào dung dịch A và đun nhẹ thu được bao nhiêu gam Ag?

A. 6,75 gam

B. 13,5 gam

C. 7,65 gam

D. 6,65 gam

Lời giải

nsaccarozơ = Bài tập saccarozơ

C12H22O11 + H2Bài tập saccarozơ C6H12O6 + C6H12O6

0,03125               →               0,03125      0,03125    mol

⇒nC6H12O6 = 0,03125.2 = 0,0625 mol

C6H12O6 + Ag2Bài tập saccarozơ C6H12O+ 2Ag↓

0,0625 mol              →                        0,125 mol

=> mAg = 0,125.108 = 13,5 gam

Đáp án: B

Câu 14: Tính chất vật lý của saccarozơ là

 A. là chất rắn kết tinh, màu vàng nhạt, vị ngọt, dễ tan trong nước.

 B. là chất rắn kết tinh, không màu, vị ngọt, khó tan trong nước.

 C. là chất rắn kết tinh, không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước.

 D. là chất rắn kết tinh, không màu, vị ngọt, không tan trong nước lạnh.

Đáp án: C

Câu 15: Saccarozơ tham gia phản ứng hóa học nào sau đây?

 A. Phản ứng tráng gương.

 B. Phản ứng thủy phân.

 C. Phản ứng xà phòng hóa.

 D. Phản ứng este hóa.

Đáp án: B

Saccarozơ bị thủy phân khi có xúc tác axit vô cơ hoặc xúc tác enzim, đun nóng.

Câu 16: Khi đun nóng dung dịch đường saccarozơ có axit vô cơ xúc tác ta được dung dịch chứa

 A. glucozơ và mantozơ.

 B. glucozơ và glicozen.

 C. fructozơ và mantozơ.

 D. glucozơ và frutozơ.

Đáp án: D

  Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 51 (có đáp án): Saccarozơ

Câu 17: Saccarozơ có những ứng dụng trong thực tế là

 A. nguyên liệu trong công nghiệp thực phẩm, thức ăn cho người, pha chế thuốc.

 B. nguyên liệu sản xuất thuốc nhuộm, sản xuất giấy, là thức ăn cho người.

 C. làm thức ăn cho người, tráng gương , tráng ruột phích.

 D. làm thức ăn cho người, sản xuất gỗ, giấy, thuốc nhuộm.

Đáp án: A

Câu 18: Đường mía là loại đường nào sau đây ?

 A. Mantozơ.

 B. Glucozơ.

 C. Fructozơ.

 D. Saccarozơ.

Đáp án: D

Câu 19: Thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được dung dịch saccarozơ và glucozơ ?

 A. Dung dịch H2SO4 loãng.

 B. Dung dịch NaOH.

 C. Dung dịch AgNO3 /NH3.

 D. Na kim loại.

Đáp án: C

Glucozơ tham gia phản ứng tráng bạc còn saccarozơ thì không.

  Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 51 (có đáp án): Saccarozơ

Câu 20: Các chất có thể tham gia phản ứng thủy phân là

 A. Glucozơ, saccarozơ

 B. Chất béo, axit axetic.

 C. Saccarozơ, rượu etylic.

 D. Saccarozơ, chất béo.

Đáp án: D

Câu 21: Muốn có 90 gam glucozơ thì khối lượng saccarozơ cần đem thủy phân là (giả sử hiệu suất của phản ứng là 100%)

 A. 342 gam

 B. 171 gam

 C. 114 gam

 D. 684 gam

Đáp án: B

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 51 (có đáp án): Saccarozơ

Câu 22: Thủy phân 513 gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 100%, khối lượng sản phẩm thu được là

 A. 220g glucozơ và 220g fructozơ.

 B. 340g glucozơ và 340g fructozơ.

 C. 270g glucozơ và 270g fructozơ.

 D. 170g glucozơ và 170g fructozơ.

Đáp án: C

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 51 (có đáp án): Saccarozơ

Câu 23: Khi đốt cháy một loại gluxit có công thức Cn(H2O)m, người ta thu được khối lượng H2O và CO2 theo tỉ lệ 33 : 88. Vậy gluxit là

 A. C6H12O6.

 B. C12H22O11.

 C. (C6H10O5)n.

 D. protein.

Đáp án: B

Phản ứng đốt cháy:

  Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 51 (có đáp án): Saccarozơ

Thu được khối lượng H2O và CO2 theo tỉ lệ 33 : 88 ⇒ tỉ lệ số mol H2O và CO2 là:

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 51 (có đáp án): Saccarozơ

⇒ Chọn n = 12, m = 11

Công thức phù hợp là C12H22O11.

Trắc nghiệm Bài 52: Tinh bột và xenlulozơ

Câu 1: Để nhận biết tinh bột người ta dùng thuốc thử sau

A. Dung dịch brom

B. Dung dịch iot

C. Dung dịch phenolphtalein

D. Dung dịch Ca(OH)2.

Lời giải

Để nhận biết tinh bột người ta dùng thuốc thử dung dịch iot vì dung dịch iot tác dụng với tinh bột tạo thành dung dịch có màu xanh đen.

Đáp án: B

Câu 2: Có thể phân biệt xenlulozơ với tinh bột nhờ phản ứng

A. với axit H2SO4

B. với kiềm

C. với dd iot

D. thuỷ phân

Lời giải

Có thể phân biệt xenlulozơ với tinh bột nhờ phản ứng với dung dịch iot. Xenlulozơ không phản ứng còn tinh bột có phản ứng tạo thành dung dịch màu xanh đen.

Đáp án: C

Câu 3: Phương án nào dưới đây có thể phân biệt được saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ ở dạng bột?

A. Cho từng chất tác dụng với dung dịch HNO3/H2SO4.

B. Cho từng chất tác dụng với dung dịch iot.

C. Hoà tan từng chất vào nước nóng và thử với dung dịch iot.

D. Cho từng chất tác dụng với vôi sữa Ca(OH)2.

Lời giải

- Hòa tan từng chất vào nước, chất không tan trong nước là xenlulozơ, 2 chất tan trong nước là saccarozơ và tinh bột.

- Cho dung dịch iot vào 2 dung dịch thu được, dung dịch tạo màu xanh đen là tinh bột, dung dịch không hiện tượng gì là saccarozơ

Đáp án: C

Câu 4: Chất hữu cơ X khi thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng thì thu được 1 sản phẩm duy nhất, X là :

A. Tinh bột

B. Chất béo

C. Protein

D. Etyl axetat

Lời giải

Chất hữu cơ X khi thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng thì thu được 1 sản phẩm duy nhất, X là tinh bột

(-C6H10O5-)n + nH2Bài tập tinh bột và xenlulozơnC6H12O6 (glucozơ)

Đáp án: A

Câu 5: Tinh bột và xenlulozơ khác nhau về

A. Công thức phân tử             

B. Tính tan trong nước lạnh  

C. Phản ứng thuỷ phân     

D. Cấu trúc phân tử

Lời giải

Tinh bột và xenlulozơ khác nhau về cấu trúc phân tử. Tinh bột có mạch phân nhánh còn xenlulozơ có mạch không phân nhánh

Đáp án: D

Câu 6: Điểm giống nhau giữa tinh bột và xenlulozơ:

A. Đều là thành phần chính của gạo, ngô, khoai

B. Đều là polime thiên nhiên

C. Đều cho phản ứng thủy phân tạo thành glucozơ

D. B,C đều đúng

Lời giải

Điểm giống nhau giữa tinh bột và xenlulozơ là

- Đều là polime thiên nhiên

- Đều cho phản ứng thủy phân tạo thành glucozơ

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Tính chất vật lí của xenlulozơ là

A. Chất rắn, màu trắng, tan trong nước.

B. Chất rắn, màu trắng, tan trong nước nóng.

C. Chất rắn, không màu, tan trong nước.

D. Chất rắn màu trắng, không tan trong nước.

Lời giải

Tính chất vật lí của xenlulozơ là: Chất rắn màu trắng, không tan trong nước. 

Đáp án: D

Câu 8: Chọn câu nói đúng

A. Xenlulozơ có phân tử khối lớn hơn nhiều so với tinh bột.

B. Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối nhỏ.

C. Xenlulozơ có phân tử khối nhỏ hơn tinh bột.

D. Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối bằng nhau

Lời giải

Câu đúng là: Xenlulozơ có phân tử khối lớn hơn nhiều so với tinh bột.

Vì phân tử khối rất lớn do gồm nhiều mắt xích -C6H10O5- liên kết với nhau, số mắt xích trong xenlulozơ n ≈ 10000 - 14000 lớn hơn tinh bột rất nhiều.

Đáp án: A

Câu 9: Công thức nào sau đây là của xenlulozơ?

A. [C6H7O2(OH)3]n.

B. [C6H8O2(OH)3]n.

C. [C6H7O3(OH)3]n.

D. [C6H5O2(OH)3]n.

Lời giải

Công thức của xenlulozơ là (-C6H10O5-)n => có thể viết là: [C6H7O2(OH)3]n

Đáp án: A

Câu 10: Phương trình: 6nCO+ 5nH2Bài tập tinh bột và xenlulozơ(C6H10O5)n + 6nO2, là phản ứng hoá học chính của quá trình nào sau đây?

A. quá trình hô hấp.  

B. quá trình quang hợp.

C. quá trình khử.

D. quá trình oxi hoá.

Lời giải

Phương trình 6nCO+ 5nH2Bài tập tinh bột và xenlulozơ(C6H10O5)n + 6nO là phản ứng hoá học chính của quá trình quang hợp.

Đáp án: B

Câu 11: Ba ống nghiệm không nhãn, chứa riêng biệt 3 dung dịch : glucozơ, hồ tinh bột, rượu etylic. Để phân biệt 3 dung dịch người ta dùng thuốc thử nào sau đây?

A. Dung dịch iot.           

B. Dung dịch axit.

C. Dung dịch iot và dung dịch AgNO3/NH3.

D. Phản ứng với Na.

Lời giải

- Ban đầu cho dung dịch iot vào cả 3 ống nghiệm, ống nào phản ứng với iot tạo dung dịch xanh đen là hồ tinh bột, 2 ống không hiện tượng là glucozơ và rượu etylic.

- Cho dung dịch AgNO3 trong amoniac vào 2 dung dịch còn lại, dung dịch tạo kết tủa màu trắng bạc là glucozơ, dung dịch không hiện tượng là rượu etylic.

Đáp án: C

Câu 12: Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Tinh bột và xenlulozơ dễ tan trong nước

B. Tinh bột dễ tan trong nước còn xenlulozơ không tan trong nước

C. Tinh bột và xenlulozơ không tan trong nước lạnh nhưng tan trong nước nóng

D. Tinh bột không tan trong nước lạnh nhưng trong nước nóng tạo thành dung dịch hồ tinh bột. Còn xenlulozơ không tan trong cả nước lạnh và nước nóng

Lời giải

Câu đúng là: Tinh bột không tan trong nước lạnh nhưng trong nước nóng tạo thành dung dịch hồ tinh bột. Còn xenlulozơ không tan trong cả nước lạnh và nước nóng

Đáp án: D

Câu 13: Thủy phân 1 kg sắn chứa 20% tinh bột trong môi trường axit. Với hiệu suất phản ứng 85%, lượng glucozơ thu được là

A. 261,43 gam

B. 200,8 gam

C. 188,89 gam

D. 192,5 gam

Lời giải

Trong 1 kg sắn chứa 20% tinh bột => mtinh bột nguyên chất = 1.20% = 0,2 kg = 200 gam

(-C6H10O5-)n + nH2Bài tập tinh bột và xenlulozơ nC6H12O6 (glucozơ)

    162n gam                                   180n gam

    200 gam                →     Bài tập tinh bột và xenlulozơ gam

Bài tập tinh bột và xenlulozơ

Vì hiệu suất phản ứng đạt 85%

⇒mC6H12O6(TT) = mC6H12O6(LT).85 = 188,89 gam

Đáp án: C

Câu 14: Khí cacbonic chiếm tỉ lệ 0,03% thể tích không khí. Muốn tạo ra 500 gam tinh bột thì cần bao nhiêu lít không khí (đktc) để cung cấp đủ CO2 cho phản ứng quang hợp?

A. 1382716 lít

B. 1382600 lít

C. 1402666 lít

D. 1382766 lít

Lời giải

Phản ứng quang hợp:

            6nCO2 + 5nH2Bài tập tinh bột và xenlulozơ(C6H10O5)n  + 6nO2

PT:      6.44n gam                                  162n gam

Pứ:  Bài tập tinh bột và xenlulozơ gam   ←       500 gam

Bài tập tinh bột và xenlulozơ

Vì khí cacbonic chiếm tỉ lệ 0,03% thể tích không khí

=> Vkhôngkhí =Bài tập tinh bột và xenlulozơ

Đáp án: A

Câu 15: Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là

A. 360 g

B. 270 g

C. 285 g

D. 300 g

Lời giải

(-C6H10O5-)n + nH2Bài tập tinh bột và xenlulozơ nC6H12O6 (glucozơ)

PT:         162n gam                                    180n

Pứ (LT):  324 gam                →          Bài tập tinh bột và xenlulozơ= 380 gam

Vì hiệu suất phản ứng là 75% => khối lượng glucozơ thu được thực tế là:

mglucozơ = 380.75% = 285 gam

Đáp án: C

Câu 16: Nhận định nào sau đây là đúng nhất?

 A. Tinh bột và xenlulozơ dễ tan trong nước.

 B. Tinh bột dễ tan trong nước còn xenlulozơ không tan trong nước.

 C. Tinh bột và xenlulozơ không tan trong nước lạnh nhưng tan trong nước nóng.

 D. Tinh bột không tan trong nước lạnh nhưng tan được trong nước nóng. Còn xenlulozơ không tan cả trong nước lạnh và nước nóng.

Đáp án: D

Câu 17: Tinh bột, saccarozơ đều có khả năng tham gia phản ứng

 A. hòa tan Cu(OH)2.

 B. trùng ngưng.

 C. tráng gương.

 D. thủy phân.

Đáp án: D.

Tinh bột, saccarozơ đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân.

Câu 18: Phân tử tinh bột được tạo thành do nhiều nhóm - C6H10O5- (gọi là mắt xích) liên kết với nhau. Số mắt xích trong phân tử tinh bột trong khoảng

 A. 1200 – 6000.

 B. 6000 – 10000.

 C. 10000 -14000.

 D. 12000- 14000.Đáp án: A.

Câu 19: Để phân biệt tinh bột và xenlulozơ ta dùng

 A. quỳ tím.

 B. iot.

 C. NaCl.

 D. glucozơ.

Đáp án: B.

Câu 20: Chất nào sau đây không có khả năng tham gia phản ứng thủy phân?

 A. Tinh bột.

 B. Xenlulozơ.

 C. Saccarozơ.

 D. Glucozơ.

Đáp án: D.

Glucozơ không có khả năng tham gia phản ứng thủy phân.

Câu 21: Nhận xét nào sau đây là đúng?

 A. Tinh bột và xenlulozơ đều tạo ra từ quá trình quang hợp của cây xanh.

 B. Tinh bột và xenlulozơ đều có cùng số mắt xích trong phân tử.

 C. Tinh bột và xenlulozơ có phân tử khối bằng nhau.

 D. Tinh bột và xenlulozơ đều dễ tan trong nước.

Đáp án: A.

Câu 22: Phân tử khối của tinh bột khoảng 299700 đvC. Số mắt xích (-C6H10O5-) trong phân tử tinh bột là

 A. 1850.

 B. 1900.

 C. 1950.

 D. 2100.

Đáp án: A.

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 52 (có đáp án): Tinh bột và xenlulozơ

Câu 23: Nhỏ vài giọt dung dịch iot vào ống nghiệm đựng hồ tinh bột thấy xuất hiện màu

 A. xanh.

 B. đỏ.

 C. tím.

 D. vàng nhạt.

Đáp án: A

Câu 24: Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng đạt 75%, khối lượng glucozơ thu được là

 A. 250 gam.

 B. 300 gam.

 C. 360 gam.

 D. 270 gam.

Đáp án: D.

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 52 (có đáp án): Tinh bột và xenlulozơ

Câu 25: Khi thuỷ phân 1 kg bột gạo có 80% tinh bột, thì khối lượng glucozơ thu được là bao nhiêu? Giả thiết hiệu suất phản ứng là 100%.

 A. 0,80 kg.

 B. 0,90 kg.

 C. 0,99 kg.

 D. 0,89 kg

Đáp án: D.

Khối lượng tinh bột có trong 1kg gạo là:

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 52 (có đáp án): Tinh bột và xenlulozơ

Trắc nghiệm Bài 53: Protein

Câu 1: Nhận xét nào sau đây là đúng nhất?

 A. Protein có khối lượng phân tử lớn và cấu tạo đơn giản.

 B. Protein có khối lượng phân tử lớn và do nhiều phân tử aminoaxit giống nhau tạo nên.

 C. Protein có khối lượng phân tử rất lớn và cấu tạo cực kì phức tạp do nhiều loại aminoaxit tạo nên.

 D. Protein có khối lượng phân tử lớn do nhiều phân tử axit aminoaxetic tạo nên.

Đáp án: C.

Câu 2: Khi cho nước chanh vào sữa bò có hiện tượng

 A. sữa bò bị vón cục.

 B. sữa bò và nước chanh hòa tan vào nhau.

 C. xuất hiện màu xanh đặc trưng.

 D. không có hiện tượng gì.

Đáp án: A

Câu 3: Trứng là loại thực phẩm chứa nhiều

 A. chất béo.

 B. chất đường.

 C. chất bột.

 D. protein.

Đáp án: D.

Câu 4: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất đặc trưng của protein?

 A. Có khả năng tham gia phản ứng thủy phân.

 B. Bị đông tụ.

 C. Bị phân hủy bởi nhiệt.

 D. Có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.

Đáp án: D

Câu 5: Trong thành phần cấu tạo phân tử của protein ngoài các nguyên tố C, H, O thì nhất thiết phải có nguyên tố

 A. lưu huỳnh.

 B. sắt.

 C. clo.

 D. nitơ.

Đáp án: D

Câu 6: Dấu hiệu để nhận biết protein là

 A. làm dung dịch iot đổi màu xanh.

 B. có phản ứng đông tụ thành chất màu trắng khi đun nóng.

 C. thủy phân trong dung dịch axit.

 D. đốt cháy có mùi khét và có phản ứng đông tụ khi đun nóng.

Đáp án: D

Câu 7: “Mắt xích” trong phân tử protein là

 A. xenlulozơ

 B. glucozơ

 C. aminoaxit

 D. etilen.

Đáp án: C

Câu 8: Khi đốt cháy hoàn toàn m gam một chất hữu cơ X sản phẩm tạo ra có khí nitơ. Chất X có thể là

 A. tinh bột.

 B. saccarozơ.

 C. PVC.

 D. protein.

Đáp án: D.

Trong 4 chất tương ứng với 4 đáp án chỉ có protein thành phần nguyên tố có N.

Câu 9: Để phân biệt vải dệt bằng tơ tằm và vải dệt bằng sợi bông. Chúng ta có thể

 A. gia nhiệt để thực hiện phản ứng đông tụ.

 B. đốt và ngửi nếu có mùi khét là vải bằng tơ tằm.

 C. dùng quỳ tím.

 D. dùng phản ứng thủy phân.

Đáp án: B

Câu 10: Aminoaxit (A) chứa 13,59% nitơ về khối lượng. Công thức phân tử của aminoaxit là

 A. C3H7O2N.

 B. C4H9O2N.

 C. C5H11O2N.

 D. C6H13O2N.

Đáp án: B

Phân tử khối của aminoaxit là:

  Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 53 (có đáp án): Protein

Vậy A là C4H9O2N.

Câu 11: Một số protein tan được trong nước tạo thành dung dịch keo, khi đun nóng hoặc cho thêm hóa chất vào dung dịch này thường xảy ra kết tủa protein. Hiện tượng đó gọi là

A. sự oxi hóa

B. sự khử

C. sự cháy

D. sự đông tụ

Lời giải

Một số protein tan được trong nước tạo thành dung dịch keo, khi đun nóng hoặc cho thêm hóa chất vào dung dịch này thường xảy ra kết tủa protein. Hiện tượng đó gọi là sự đông tụ.

Đáp án: D

Câu 12: Cho chanh vào sữa bò xảy ra hiện tượng

A. Kết tủa

B. Đông tụ

C. Sủi bọt khí

D. Không có hiện tượng

Lời giải

Cho chanh vào sữa bò xảy ra hiện tượng đông tụ. Vì trong sữa bò có nhiều protein, mà protein bị đông tụ trong axit.

Đáp án: B

Câu 13: Để phân biệt vải dệt bằng tơ tằm và vải dệt bằng sợi bông, chúng ta có thể

A. gia nhiệt để thực hiện phản ứng đông tụ.

B. đốt và ngửi, nếu có mùi khét là vải bằng tơ tằm.

C. dùng quỳ tím.

D. dùng phản ứng thủy phân.

Lời giải

Để phân biệt vải dệt bằng tơ tằm và vải dệt bằng sợi bông, chúng ta có thể đốt và ngửi, nếu có mùi khét (giống mùi tóc cháy) là vải bằng tơ tằm, vải bằng bông đốt không có mùi khét (giống mùi đốt gỗ) vì bông làm từ xenlulozơ còn vải tơ tằm làm từ protein.

Đáp án: B

Câu 14: Đốt cháy chất hữu cơ X (X là một trong số các chất tinh bột, saccarozơ, glucozơ, protein) thấy sản phẩm tạo ra là CO2, H2O và N2. Vậy X có thể là

A. tinh bột

B. saccarozơ

C. glucozơ

D. protein

Lời giải

Đốt cháy chất hữu cơ X (X là một trong số các chất tinh bột, saccarozơ, glucozơ, protein) thấy sản phẩm tạo ra là CO2, H2O và N2 => X chứa C, H, O và N

=> X là protein

Đáp án: D

Câu 15: Đun nóng protein trong dung dịch axit hoặc bazơ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được sản phẩm là

A. Este và nước.                                            

B. Hỗn hợp amino axit.

C. Chất bay hơi có mùi khét.                         

D. Các axit béo.

Lời giải

Do protein bị thủy phân trong dung dịch axit, dung dịch bazơ hoặc nhờ xúc tác của enzim sinh ra các amino axit

=> Đun nóng protein với dung dịch axit, dung dịch bazơ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ta thu được sản phẩm là hỗn hợp các amino axit.

Đáp án: B

Câu 16: Các phân tử protein đều phải có chứa nguyên tố

A. Cacbon, hiđro

B. Cacbon, oxi

C. Cacbon, hiđro, oxi

D. Cacbon, hiđro, oxi, nitơ

Lời giải

Các phân tử protein đều phải có chứa nguyên tố: Cacbon, hiđro, oxi, nitơ.

Đáp án: D

Câu 17: Protein được tạo từ

A. Các amino axit

B. Các axit amin

C. Các axit hữu cơ

D. Các axit axetic

Lời giải

Protein được tạo từ các amino axit.

Đáp án: A

Câu 18: Chọn nhận xét đúng

A. Protein có khối lượng phân tử lớn và cấu tạo đơn giản.

B. Protein có khối lượng phân tử lớn và do nhiều phân tử amino axit giống nhau tạo nên.

C. Protein có khối lượng phân tử rất lớn và cấu tạo cực kì phức tạp do nhiều loại amino axit tạo nên.

D. Protein có khối lượng phân tử lớn do nhiều phân tử axit axetic tạo nên.

Lời giải

Nhận xét đúng là: Protein có khối lượng phân tử rất lớn và cấu tạo cực kì phức tạp do nhiều loại amino axit tạo nên.

Đáp án: C

Trắc nghiệm Bài 54: Polime

Câu 1: Phát biểu đúng nhất là

 A. Polime là chất dễ bay hơi.

 B. Polime là những chất dễ tan trong nước.

 C. Polime chỉ được tạo ra bởi con người và không có trong tự nhiên.

 D. Polime là những chất rắn, không bay hơi, thường không tan trong nước.

Đáp án: D.

Câu 2: Nhận định nào sau đây không đúng?

 A. Phân tử polime được cấu tạo bởi nhiều mắt xích liên kết với nhau.

 B. Tơ là những polime thiên nhiên hay tổng hợp có cấu tạo mạch thẳng và có thể kéo dài thành sợi.

 C. Cao su được phân thành cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp.

 D. Ưu điểm của cao su là tính đàn hồi, thấm nước, thấm khí.

Đáp án: D

D sai vì cao su không thấm nước, không thấm khí.

Câu 3: Polime nào sau dây không phải là polime thiên nhiên?

 A. Poli(vinyl clorua).

 B. Xenlulozơ.

 C. Protein.

 D. Tinh bột.

Đáp án: A

Câu 4: Một polime (Y) có cấu tạo mạch như sau:

…. –CH2 –CH2 –CH2 –CH2 –CH2 –CH2 –CH2 –CH2 – …

Công thức 1 mắt xích của polime (Y) là

 A. –CH2 –CH2 –CH2 –.

 B. –CH2 -CH2 - CH2 –CH2 –.

 C. –CH2 –.

 D. –CH2 –CH2 –.

Đáp án: D.

Câu 5: Mắt xích của PE?

 A. Metan

 B. Aminoaxit

 C. Etilen

 D. Etanol

Đáp án: C

Câu 6: Các loại thực phẩm nào là hợp chất cao phân tử ?

 A. Nước uống, đường.

 B. Tinh bột, chất béo.

 C. Axit axetic.

 D. Tinh bột, chất đạm.

Đáp án: D

Câu 7: Dãy nào sau đây đều gồm các chất thuộc loại polime?

 A. Metan, etilen, polietilen

 B. Metan, tinh bột, polietilen

 C. Poli (vinyl clorua), etilen, polietilen

 D. Poli (vinyl clorua), tinh bột, polietilen

Đáp án: D

Câu 8: PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa,... PVC được tổng hợp trực tiếp từ monome nào sau đây ?

 A. vinyl clorua

 B. acrilonitrin

 C. propilen

 D. vinyl axetat

Đáp án: A

Câu 9: Phân tử khối trung bình của poli (vinyl clorua) (PVC) là 75000. Số mắt xích có trong phân tử là

 A. 1200.

 B. 1500.

 C. 2400.

 D. 2500.

Đáp án: A

Poli (vinyl clorua) là [-CH2-CH(Cl)-]n Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 54 (có đáp án): Polime

Câu 10: Trùng hợp m tấn etilen thu được 1 tấn polietilen (PE) với hiệu suất phản ứng bằng 80%. Giá trị của m là

 A. 1,80.

 B. 2,00.

 C. 0,80.

 D. 1,25.

Đáp án: D

  Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 54 (có đáp án): Polime

Theo lý thuyết, bảo toàn khối lượng có:

mtrước = msau ⇔ metilen = mpoli etilen = 1 tấn.

Do hiệu suất phản ứng là 80% nên khối lượng etilen thực tế cần dùng là:

  Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 54 (có đáp án): Polime

Câu 11: Tính chất chung của polime là

A. Chất lỏng, không màu, không tan trong nước.

B. Chất khí, không màu, không tan trong nước.

C. Chất rắn, không bay hơi, không tan trong nước.

D. Chất rắn, không màu, không mùi.

Lời giải

Tính chất chung của polime là : Chất rắn, không bay hơi, không tan trong nước.

Đáp án: C

Câu 12: Polime nào được tổng hợp từ quá trình quang hợp?

A. Tinh bột

B. Protein

C. Cao su thiên nhiên

D. Polietilen

Lời giải

Polime tổng hợp từ quá trình quang hợp là tinh bột

PTHH: 6nCO2 + 5nH2O Bài tập polime(C6H10O5)n  + 6nO2

Đáp án: A

Câu 13: Một polime Y có cấu tạo như sau:  …-CH2-CH2-CH2-CH2-CH2-… Công thức một mắt xích của polime Y là

A. -CH2-CH2-CH2-

B. -CH2-CH2-CH2-CH2-CH2-

C. -CH2-

D. -CH2-CH2-

Lời giải

Polime Y có cấu tạo:   …-CH2-CH2-CH2-CH2-CH2-… => Y là polietilen

=> công thức một mắt xích của polime là -CH2-CH2-

Đáp án: D

Câu 14: Cao su Buna là cao su tổng hợp rất phổ biến, có công thức cấu tạo như sau: 

…-CH2-CH=CH-CH2-CH2-CH=CH-CH2-CH2-CH=CH-CH2-… 

Công thức một mắt xích và công thức tổng quát của cao su Buna là

A. -CH2-CH=CH- và [-CH2-CH=CH-]

B. -CH2-CH=CH-CH2- và [-CH2-CH=CH-CH2-CH2-]n

C. -CH2-CH=CH-CH2- và [-CH2-CH=CH-CH2-]n

D. -CH2-CH=CH-CH2-CH2- và [-CH2-CH=CH-CH2-CH2-]n

Lời giải

Viết lại công thức cấu tạo của cao su Buna là:

…(-CH2-CH=CH-CH2-)(-CH2-CH=CH-CH2-)(-CH2-CH=CH-CH2-)…

=> công thức một mắt xích là  -CH2-CH=CH-CH2-

=> công thức tổng quát của cao su Buna là [-CH2-CH=CH-CH2-]n

Đáp án: C

Câu 15: Polietilen có khối lượng phân tử 14000 đvC. Hệ số trùng hợp n là

A. 300                                                           B. 500

C. 200                                                            D. 100

Lời giải

nCH2=CH2Bài tập polime(-CH2-CH2-)n

Mắt xích của polietilen là -CH2-CH2- => Mmắtxích = 28

Ta có:  Mpolime = n . Mmắtxích => 28.n = 14000 => n = 500

Đáp án: B

Câu 16: Phân tử khối trung bình của PVC là 750000. Hệ số polime hóa của PVC là bao nhiêu?

A. 10000

B. 13000

C. 12000

D. 15000

Lời giải

Mắt xích của PVC là: -CH2-CHCl-

=> Mmắtxích = 62,5

Ta có: Mpolime = n . Mmắt xích

=> Hệ số polime hóa của PVC là: Bài tập polime

Đáp án: C

Câu 17: Trùng hợp 22,4 lít C2H4 (đktc), nếu hiệu suất phản ứng là 80% thì khối lượng polime thu được là bao nhiêu? Biết hệ số trùng hợp là 500.

A. 2,24 gam

B. 4,48 gam

C. 2,80 gam

D. 3,36 gam

Lời giải

Số mol etilen là: Bài tập polime

Khối lượng của etilen là: m = 0,1.28 = 2,8 gam

Vì hệ số trùng hợp của etilen là 500 nên ta có phương trình

500CH2=CH2 → (-CH2-CH2-)500

 500                           1

0,1 mol         →         2.10-4 mol

Ta có: Mpolime = 28.500 = 14000

=> mpolietilen(LT) = 2.10-4.14000 = 2,8 gam

Với hiệu suất là 80% thì khối lượng polime thu được là:

mpolime(TT) = mpolime (LT) . H% = 2,8.80% = 2,24 gam

Đáp án: A

Câu 18: Khái niệm đúng về polime là

A. Polime là hợp chất được tạo thành từ các phân tử lớn.

B. Polime là hợp chất được tạo thành từ các phân tử có phân tử khối nhỏ hơn.

C. Polime là sản phẩm duy nhất của phản trùng hợp hoặc trùng ngưng.

D. Polime là hợp chất cao phân tử gồm n mắt xích tạo thành.

Lời giải

Khái niệm đúng về polime là: Polime là hợp chất cao phân tử gồm n mắt xích tạo thành.

Đáp án: D

Câu 19: Chất có phản ứng trùng hợp tạo nên PE là

A. Metan

B. Amino axit

C. Etilen

D. Etanol

Lời giải

Chất có phản ứng trùng hợp tạo nên PE là etilen

PTHH: nCH2=CH2Bài tập polime(-CH2-CH2-)n

Đáp án: C

Câu 20: Mắt xích của tinh bột, xenlulozơ là

A. C6H12O6

B. C6H10O5

C. Amino axit

D. saccarozơ

Lời giải

Mắt xích của tinh bột, xenlulozơ là C6H10O5

Đáp án: B

Câu 21: Để thu được 1 tấn PVC thì khối lượng vinyl clorua cần dùng là (hiệu suất phản ứng là 90%)

A. 1 tấn

B. 0,9 tấn

C. 0,1 tấn

D. 1,11 tấn

Lời giải

PTHH: nCH2=CH2Bài tập polime(-CH2-CH2-)n

               vinyl clorua                       PVC

Áp dụng bảo toàn khối lượng: mvinylclorua = mPVC

=> mvinylclorua theo lí thuyết = 1 tấn

Vì hiệu suất phản ứng là 90% => khối lượng vinyl clorua thực tế cần dùng là:

m = Bài tập polimetấn

Đáp án: D

Câu 22: Trùng hợp 0,5 tấn etilen với hiệu suất 90% thì khối lượng polietilen thu được là

A. 0,5 tấn

B. 5 tấn

C. 4,5 tấn

D. 0,45 tấn

Lời giải

nCH2=CH2Bài tập polime (-CH2-CH2-)n

Áp dụng bảo toàn khối lượng: mpolietilen = metilen

=> khối lượng polietilen theo lí thuyết là: 0,5 tấn

Vì hiệu suất phản ứng là 90% => khối lượng polietilen thực tế thu được là

mpolietilenthực tế = 0,5.90% = 0,45 tấnv

Trắc nghiệm Bài 56: Ôn tập cuối năm

Câu 1: Kim loại X phản ứng với axit HCl tạo muối XCl2. Kim loại X phản ứng với Cl2 tạo muối XCl3. X là

 A. Cu.

 B. Zn.

 C. Al.

 D. Fe.

Đáp án: D

  Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 56 (có đáp án): Ôn tập cuối năm

Câu 2: Chất khí nào sau đây được dung làm nhiên liệu cho đèn xì để hàn cắt kim loại?

 A. cacbon monooxit.

 B. etilen.

 C. metan.

 D. axetilen.

Đáp án: D

Khi axetilen cháy trong oxi, nhiệt độ ngọn lửa có thể lên tới 3000°C. Vì vậy axetilen được sử dụng làm nhiên liệu trong đèn xì oxi – axetilen để hàn cắt kim loại.

Câu 3: Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ

 A. trên 25%.

 B. 20%.

 C. từ 2% - 5%.

 D. từ 8% - 15%.

Đáp án: C

Câu 4: Benzen không tác dụng được với chất nào sau?

 A. Khí H2 (xúc tác Ni, đun nóng).

 B. Br2 (xúc tác bột Fe).

 C. Khí O2 (nhiệt độ cao).

 D. Br2 (trong dung môi nước).

Đáp án: D

Câu 5: Cho metan tác dụng với khí clo theo tỉ lệ mol 1 : 1, có ánh sáng thu được sản phẩm hữu cơ là

 A. CH3Cl.

 B. CH2Cl2.

 C. CHCl3.

 D. CCl4.

Đáp án: A

Câu 6: Cho 23 gam rượu etylic tác dụng với axit axetic (xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng, hiệu suất phản ứng este hóa đạt 60%). Khối lượng etyl axetat (tính theo lượng rượu etylic) thu được là

 A. 26,4 gam.

 B. 30,8 gam.

 C. 44,0 gam.

 D. 32,1 gam.

Đáp án: A

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 56 (có đáp án): Ôn tập cuối năm

Câu 7: Axit clohiđric phản ứng với tất cả các chất nào trong dãy sau?

 A. Ca(OH)2, Cu.

 B. Fe, Ag.

 C. FeCl2, Mg.

 D. Fe2O3, Al.

Đáp án: D

Loại A, B và C vì Cu, Ag và FeCl2 không phản ứng với HCl.

Câu 8: Thuốc thử để nhận biết dung dịch glucozơ và dung dịch rượu etylic là

 A. phenolphtalein.

 B. Na.

 C. Quỳ tím.

 D. AgNO3 trong NH3.

Đáp án: D

Sử dụng dung dịch AgNO3 trong NH3

 + Có chất màu sáng bạc bám trên thành ống nghiệm → glucozơ.

 + Không hiện tượng → rượu etylic.

Câu 9: Khí CO được dùng làm chất đốt trong công nghiệp, có lẫn tạp chất là CO2 và SO2. Hóa chất nào sau đây có thể loại bỏ các tạp chất trên?

 A. H2O dư.

 B. Dung dịch NaCl dư.

 C. Dung dịch Ca(OH)2 dư.

 D. Dung dịch HCl dư.

Đáp án: C

Sử dụng dung dịch Ca(OH)2 dư. SO2 và CO2 phản ứng bị giữ lại, còn CO không phản ứng thoát ra khỏi dung dịch thu được CO tinh khiết.

  SO2 + Ca(OH)2 dư → CaSO3 (↓) + H2O

  CO2 + Ca(OH)2 dư → CaCO3 (↓) + H2O

Câu 10: Đun nóng chất béo trong dung dịch NaOH thu được các sản phẩm là

 A. Muối natri của axit axetic và glixerol.

 B. Axit axetic và glixerol.

 C. Axit béo và glixerol.

 D. Muối natri của axit béo và glixerol.

Đáp án: D

Đun nóng chất béo trong dung dịch NaOH thu được muối natri của axit béo và glixerol.

Câu 11: Có thể phân biệt 3 dung dịch: HCl, Na2SO4, NaOH bằng một thuốc thử là

 A. BaCl2

 B. KMnO4

 C. Quỳ tím

 D. AgNO3

Đáp án: C

Sử dụng quỳ tím:

 + Quỳ tím chuyển sang màu đỏ → HCl.

 + Quỳ tím chuyển sang màu xanh → NaOH.

 + Quỳ tím không đổi màu → Na2SO4.

Câu 12: Cho 4,48g CaO tác dụng vừa đủ với axit H2SO4. Sau khi cô cạn sản phẩm, thu được bao nhiêu gam muối khan?

 A. 10,88 gam.

 B. 8,10 gam.

 C. 4,48 gam.

 D. 8,48 gam.

Đáp án: A

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 56 (có đáp án): Ôn tập cuối năm

Câu 13: Dãy các chất đều làm mất mầu dung dịch brom là

 A. C2H2, C6H6, CH4.

 B. C2H2, CH4, C2H4.

 C. C2H2, C2H4.

 D. C2H2, H2, CH4.

Đáp án: C

C2H2 và C2H4 làm mất màu dung dịch brom.

Câu 14: Khi thuỷ phân 1 kg bột gạo có 80% tinh bột, thì khối lượng glucozơ thu được là bao nhiêu? Giả thiết rằng phản ứng xảy ra hoàn toàn.

 A. 0,89 kg.

 B. 0,98 kg.

 C. 0,8 kg.

 D. 1,8 kg.

Đáp án: A

  Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 56 (có đáp án): Ôn tập cuối năm

Câu 15: Hoà tan 50 gam muối ăn vào 200 gam nước thu được dung dịch có nồng độ là

 A. 15%.

 B. 20%.

 C. 18%.

 D. 25%

Đáp án: B

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 56 (có đáp án): Ôn tập cuối năm

Câu 16: Polime nào sau dây không phải là polime thiên nhiên?

 A. Poli etilen.

 B. Xenlulozơ.

 C. Tơ tằm.

 D. Tinh bột.

Đáp án: A

Câu 17: Khi cho giấm ăn vào sữa đậu nành có hiện tượng

 A. sữa bò bị vón cục.

 B. sữa bò và nước chanh hòa tan vào nhau.

 C. xuất hiện màu xanh đặc trưng.

 D. không có hiện tượng gì.

Đáp án: A

Câu 18: Để phân biệt tinh bột và xenlulozơ ta dùng

 A. quỳ tím.

 B. iot.

 C. NaCl.

 D. glucozơ.

Đáp án: B.

Câu 19: Đường nho là loại đường nào sau đây?

 A. Mantozơ.

 B. Glucozơ.

 C. Fructozơ.

 D. Saccarozơ.

Đáp án: B

Câu 20: Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam Mg vào dung dịch CH3COOH. Thể tích khí H2 thoát ra (ở đktc) là

 A. 0,56 lít.

 B. 1,12 lít.

 C. 2,24 lít.

 D. 3,36 lít.

Đáp án: C

Ta có: nZn = 6,5 : 65 = 0,1 mol

  Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 56 (có đáp án): Ôn tập cuối năm

→ Vkhí = 0,1.22,4 = 2,24 lít.

Đánh giá

0

0 đánh giá