Lý thuyết KHTN 6 Bài 26 (Kết nối tri thức 2024): Khóa lưỡng phân

2.9 K

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 26: Khóa lưỡng phân sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với 5 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN lớp 6.

KHTN lớp 6 Bài 26: Khóa lưỡng phân

A. Lý thuyết KHTN 6 Bài 26: Khóa lưỡng phân

I. Khóa lưỡng phân là gì?

- Khóa lưỡng phân là một loại khóa phân loại được xây dựng giúp xác định vị trí phân loại của loài một cách thuận lợi.

- Nguyên tắc của khóa lưỡng phân là từ một tập hợp các đối tượng ban đầu  được tách thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập với nhau. Sau mỗi lần tách, ta được hai nhóm nhỏ hơn và khác nhau bởi các đặc điểm trùng để tách. Sau mỗi lần tách, ta được hai nhóm nhỏ hơn và khác nhau bởi các đặc điểm dùng để tách.

II. Xây dựng khóa lưỡng phân

- Bước 1: Lựa chọn đặc điểm để phân chia được các loài cần phân loại thành hai nhóm. Tiếp tục cách làm như vậy ở từng nhóm nhỏ tiếp theo cho đến khi xác định được từng loài.

- Bước 2: Lập sơ đồ phân loại

Ví dụ:

Khóa lưỡng phân | Kết nối tri thức

                              

B. 5 câu trắc nghiệm KHTN 6 Bài 26: Khóa lưỡng phân

Câu 1: Cho các đặc điểm sau:

(1) Lựa chọn đặc điểm đối lập để phân chia các loài sinh vật thành hai nhóm

(2) Lập bảng các đặc điểm đối lập

(3) Tiếp tục phân chia các nhóm nhỏ cho đến khi xác định được từng loài

(4) Lập sơ đồ phân loại (khóa lưỡng phân)

(5) Liệt kê các đặc điểm đặc trưng của từng loài

Xây dựng khóa lưỡng phân cần trải qua các bước nào?

A. (1), (2), (4)                 B. (1), (3), (4)

C. (5), (2), (4)                 D. (5), (1), (4)

Lời giải Khi xây dựng khóa lưỡng phân, người ta sẽ bắt đầu bằng việc lựa chọn các đặc điểm để phân chia các loài sinh vật thành hai nhóm. Sau đó sẽ tiếp tục các làm như vậy ở các nhóm nhỏ tiếp theo cho đến khi xác định được từng loài. Cuối cùng thì sẽ lập sơ đồ phân loại các loài sinh vật.

Đáp án: B

Câu 2: Cho các loài: mèo, thỏ, chim bồ câu, ếch và các đặc điểm sau:

(1) Biết bay hay không biết bay 

(2) Có lông hay không có lông

(3) Ăn cỏ hay không ăn cỏ

(4) Hô hắp bằng phổi hay không hô hấp bằng phổi

(5) Sống trên cạn hay không sống trên cạn

(6) Phân tính hay không phân tính

Các đặc điểm đối lập để phân loại các loài này là?

A. (1), (4), (5)                 B. (2), (5), (6)

C. (1), (2), (3)                 D. (2), (3), (5)

Lời giải

Các đặc điểm (4), (5), (6) không phải là đặc điểm phân loại vì:

(4) Sai vì cả 4 loài trên đều có thể hô hấp bằng phổi

(5) Sai vì cả 4 loài trên đều có thể sống trên cạn

(6) Sai vì cá 4 loài trên đều phân tính

Đáp án: C

Câu 3: Khi tiến hành xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại một nhóm sinh vật cần tuân thủ theo nguyên tắc nào?

A. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập nhau.

B. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có cơ quan di chuyển khác nhau.

C. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có môi trường sống khác nhau.

D. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có kiểu dinh dưỡng khác nhau.

Lời giải Khi xây dựng khóa lưỡng phân cần xác định đặc điểm đối lập của các nhóm thực vật nếu không sẽ bị rối khi phân chia.

Đáp án: A

Câu 4: Đặc điểm đối lập của con chim gõ kiến và con chim đà điểu là?

A. Có lông vũ và không có lông vũ                B. Có mỏ và không có mỏ

C. Có cánh và không có cánh                       D. Biết bay và không biết bay

Lời giải

- Chim gõ kiến và chim đà điểu có các đặc điểm giống nhau là: có lông vũ, có mỏ và có cánh.

- Điểm khác nhau (đối lập) của hai loài chim này là chim gõ kiến biết bay còn đà điểu không biết bay.

Đáp án: D

Câu 5: Khóa lưỡng phân sẽ được dừng phân loại khi nào?

A. Khi các loài sinh vật cần phân loại quá nhiều

B. Khi các loài sinh vật cần phân loại quá ít

C. Khi đã phân loại triệt để được các loài sinh vật

D. Khi các loài sinh vật cần phân loại có điểm khác nhau

Lời giải Người ta sẽ chỉ dừng sử dụng khóa lưỡng phân khi đã phân loại được triệt để các loài sinh vật.

Đáp án: C

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 25: Hệ thống phân loại sinh vật

Bài 27: Vi khuẩn

Bài 28: Thực hành: Làm sữa chua và quan sát vi khuẩn

Bài 29: Virus

Đánh giá

0

0 đánh giá