Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 12 (Kết nối tri thức 2023): Núi lửa và động đất

4.4 K

Với tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 12: Núi lửa và động đất sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với 12 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa Lí lớp 6.

Địa Lí lớp 6 Bài 12: Núi lửa và động đất

A. Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 12: Núi lửa và động đất

1. Núi lửa

Nguyên nhân sinh ra núi lửa: Do mac-ma từ trong lòng Trái Đất theo các khe nứt của vỏ Trái Đất phun trào lên bề mặt.

- Các bộ phận của núi lửa: Lò mac-ma, miệng núi lửa, ống phun, dung nham và tro bụi.

- Hậu quả: Gây hại đến tính mạng con người, môi trường, đời sống và sản xuất.

- Dấu hiệu nhận biết: Mặt đất rung nhẹ, nóng hơn, có khí bốc lên ở miệng núi,...

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 12: Núi lửa và động đất | Kết nối tri thức

2. Động đất

- Động đất là những rung chuyển đột ngột mạnh mẽ của vỏ Trái Đất.

- Nguyên nhân: Do hoạt động của núi lửa, sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo, đứt gãy trong vỏ Trái Đất.

- Hậu quả

+ Làm đổ nhà cửa, các công trình xây dựng (điện, đường, trường, trạm).

+ Gây lở đất, biến dạng đáy biển, làm phát sinh sóng thần khi xảy ra ở biển.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 12: Núi lửa và động đất | Kết nối tri thức

                         

B. 12 câu trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 12: Núi lửa và động đất

Câu 1. Nhật Bản nằm ở vành đai lửa nào sau đây?

A. Đại Tây Dương.

B. Thái Bình Dương.

C. Ấn Độ Dương.

D. Bắc Băng Dương.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/134, lịch sử và địa lí 6.

Câu 2. Các vận động kiến tạo, các hoạt động động đất, núi lửa,… là biểu hiện của

A. vận động kiến tạo theo phương nằm ngang.

B. tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.

C. vận động kiến tạo theo phương thẳng đứng.

D. tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.

Lời giải

Đáp án D.

Các vận động kiến tạo, các hoạt động động đất, núi lửa,… là biểu hiện do tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.

Câu 3. Dấu hiệu trước khi động đất xảy ra không phải là

A. mực nước giếng thay đổi.

B. cây cối nghiêng hướng Tây.

C. động vật tìm chỗ trú ẩn.

D. mặt nước có nổi bong bóng.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/134, lịch sử và địa lí 6.

Câu 4. Ở nước ta, tỉnh nào sau đây xảy ra hiện tượng động đất mạnh nhất?

A. Yên Bái.

B. Sơn La.

C. Điện Biên.

D. Hà Giang.

Lời giải

Đáp án C.

Trong Tân kiến tạo, vùng núi Tây Bắc nước ta là khu vực chịu cường độ mạnh nhất của vận động tạo núi An-pơ - Himalaya, cho đến nay các hoạt động kiến tạo vẫn tiếp diễn nhưng với cường độ nhẹ hơn (chủ yếu là dư chấn). Vùng núi Tây Bắc là nơi xảy ra động đất mạnh nhất ở nước ta, đặc biệt là các tỉnh Điện Biên và Lai Châu.

Câu 5. Quốc gia Đông Nam Á nào sau đây chịu ảnh hưởng nhiều nhất của động đất và núi lửa?

A. Thái Lan.

B. Mianma.

C. Indonexia.

D. Việt Nam.

Lời giải

Đáp án C.

Vành đai lửa Thái Bình Dương, đây là một khu vực hay xảy ra động đất và các hiện tượng phun trào núi lửa bao quanh vòng lòng chảo Thái Bình Dương. Vành đai lửa Thái Bình Dương hình dạng tương tự vành móng ngựa và dài khoảng 40 000 km, từ phía Tây Hoa Kì kéo dài đến Nhật Bản, In-đô-nê-xi-a,…

Câu 6. Bộ phận nào sau đây không phải của núi lửa?

A. Cửa núi.

B. Miệng.

C. Dung nham.

D. Mắc-ma.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/133, lịch sử và địa lí 6.

Câu 7. Động đất nhẹ mấy độ rich-te?

A. 5 - 5,9 độ.

B. 4 - 4,9 độ.

C. 6 - 6,9 độ.

D. trên 7 độ.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/134, lịch sử và địa lí 6.

Câu 8. Phần lớn lớp Manti cung cấp nguồn năng lượng cho hoạt động nào sau đây?

A. Sóng thần, biển tiến. 

B. Động đất, núi lửa.

C. Núi lửa, sóng thần. 

D. Động đất, hẻm vực.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/134, lịch sử và địa lí 6.

Câu 9. Hiện nay, trên Trái Đất có khoảng trên bao nhiêu núi lửa hoạt động?

A. 200.

B. 300.

C. 400.

D. 500.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/133, lịch sử và địa lí 6.

Câu 10. Động đất mạnh nhất mấy độ rich-te?

A. trên 9 độ.

B. 7 - 7,9 độ.

C. dưới 7 độ.

D. 8 - 8,9 độ.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/134, lịch sử và địa lí 6.

Câu 11. Ở nước ta, vùng nào từng có hoạt động của núi lửa?

A. Đông Nam Bộ.

B. Tây Nguyên.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Tây Bắc.

Lời giải

Đáp án B.

Ở nước ta, núi lửa từng xuất hiện ở Tây Nguyên với núi lửa kép Chư Đăng Ya ở Gia Lai.

Câu 12. Ở nước ta, hiện tượng động đất xảy ra mạnh nhất tại khu vực nào sau đây?

A. Tây Nguyên.

B. Tây Bắc.

C. Đông Bắc.

D. Nam Bộ.

Lời giải

Đáp án B.

Trong Tân kiến tạo, vùng núi Tây Bắc nước ta là khu vực chịu cường độ mạnh nhất của vận động tạo núi An-pơ - Himalaya, cho đến nay các hoạt động kiến tạo vẫn tiếp diễn nhưng với cường độ nhẹ hơn (chủ yếu là dư chấn). Vùng núi Tây Bắc là nơi xảy ra động đất mạnh nhất ở nước ta.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Địa Lí 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 11: Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi

Lý thuyết Bài 12: Núi lửa và động đất

Lý thuyết Bài 13: Các dạng địa hình chính trên Trái Đất. Khoáng sản

Lý thuyết Bài 14: Thực hành: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản

Lý thuyết Bài 15: Lớp vỏ khí của Trái Đất. Khí áp và gió

 

Đánh giá

0

0 đánh giá